Page 208 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 208
206 XỨ ĐÀNG TRONG
Như các ví dụ trên đây cho thấy, người Việt, khi tiếp nhận
các khía cạnh của đời sống kinh tế của người vùng cao nguyên,
cũng đã hấp thụ và tiếp nhận một số tín ngưỡng tôn giáo của
những người này. Tính đa dạng của tín ngưỡng này trở thành
một nét đặc trưng quan trọng của nền văn hóa phía nam. Nét
đặc trưng này không ngừng có vai trò trong đời sống chính trị
của Việt Nam vào các thế kỷ 19 và 20.
Việc buôn bán nô lệ
Người Chăm và người vùng cao nguyên đã có những đường
dây buôn bán nô lệ từ trước khi Đàng Trong được thiết lập
nhiều. Nhưng người Việt cũng đã sớm tham gia vào hoạt động
này của họ. Có nhiều nguồn tư liệu nói đến việc buôn bán này
của người Việt, ít là vào thế kỷ 18. Chẳng hạn, theo Poivre,
“tôi yêu cầu nhà vua cung cấp cho tôi ít ra là một số người Mọi
hay nô lệ để làm thợ thủ công (vì người nô lệ trong vùng này chỉ là
những người mọi rợ người Đàng Trong bắt từ vùng núi về). Nhà
vua trả lời là điều này không có gì khó nhưng ông cũng gợi ý là
tôi phải chờ đến năm sau và ông hứa là sẽ cung cấp cho tôi đủ số
nô lệ tôi muốn có lúc ấy. Ông nói thêm là năm nay ông chỉ có thể
dàn xếp để mua hai loại nô lệ: loại man dã vì mới bắt được chưa
được giáo dục đầy đủ và do đó có thể không ích lợi gì và loại đã
quen thuộc với vùng đất này và đã được dạy dỗ cho biết một số
kỹ thuật nào đó. Nhưng tôi vừa mua chúng về xong thì chúng đã
bỏ trốn vì chúng nóng lòng trở về với vợ con chúng” .
1
Rõ ràng là chúa Nguyễn đã khá quen thuộc với việc chiếm
hữu nô lệ. Điều này cho thấy là vào thời đó, chế độ nô lệ đã trở
1 Poivre, Journal, trg. 439.
www.hocthuatphuongdong.vn