Page 206 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 206

204                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             tàu này mang theo vốn của nhà vua để mua kỳ nam tại đây” .
                                                                            1
             Kai-hentai nhiều lần nói đến các chuyến ghe đi Champa để tìm

             và chở kỳ nam. Aymonier cũng tả việc buôn bán kỳ nam  giữa
                                                                        2
             người Roglai và người Chăm kéo dài đến thế kỷ 19. Theo nguồn
             tài liệu này thì một viên chức cao cấp người Chăm ở Phan Rang
             được gọi là po-gahlao (vua trầm hương) đã tổ chức việc tìm
             kiếm trầm hương vào mùa khô . Sau khi dâng lễ vật cho các vua
                                             3
             Chăm được coi như là “kẻ bảo vệ gỗ trầm hương”, người Chăm
             đi đến các làng của người Roglai. Tại đây, người đứng đầu làng

             sẽ mộ các tốp người để giúp họ tìm loại gỗ quý này .
                                                                  4
                Cũng có thể có ít là một hay hai tay buôn phụ làm đường
             dây liên lạc giữa những người thu gom ở miền núi và các nhà
             xuất cảng ở miền biển. Các chợ phiên cũng có thể là một nguồn
             cung cấp quan trọng khác.

                Việc buôn bán giữa người Việt Nam và các dân tộc vùng cao




             1   Originele Missive van Cornelis van Neiwroode uyt Firando in dato 20.12.1623 [Kol. Archief 995], trích
                từ Iwao Seiichi, “The capital and trading port of Champa in its last period”, Toyo gaku (Đông Dương
                học), No.2, quyển 39, 1958, trg.128. Các nguồn tư liệu cho thấy là trước thế kỷ 17, Champa đã có quan
                hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới. Sự sa sút của nền thương mại của Champa vào đầu thế kỷ
                17 là do sự phát triển của Hội An. Sự sa sút này đã kéo theo sự xuống dốc của Champa.
             2   Poivre: “Người ta biết là có ba loại trầm hương. Loại thứ nhất gọi là khi nam [kỳ nam], lõi của loại cây
                này có nhiều nhựa đến độ ta có thể lấy móng tay ấn vào như ấn trên sáp. Loại này rất đắt [...]
                “Loại thứ hai được gọi là tlam hieong [trầm hương], tiếng Pháp là Calembouc. Nó cũng có nhựa như
                loại trên nhưng nhiều gỗ hơn và do đó nhẹ hơn và cứng hơn. Nhưng khi bỏ xuống nước, nó lại chìm
                chứ không nổi trên mặt nước và đó là cách chắc chắn nhất để nhận ra loại gỗ này. Nó màu nâu và có
                nhiều đốm đen nhỏ do chất nhựa. Nhựa của nó tỏa ra một hương thơm dễ chịu. Người phương Đông
                tìm mua để xông nhà và làm mỹ phẩm. Loại hai này giá từ 7 mach đến 1 quan hay 1 quan rưỡi một
                livre. Lời lớn khi đem tới Suratte, Gedda, Moka, Bassora, v.v...
                Loại thứ ba là loại trầm hương đích thực. Dân trong xứ gọi đó là thie hieong [tiền hương]. Nó có màu
                trắng, nhẹ và ít nhựa hơn hai loại trên. Người ta bán với giá từ 30 đến 40 quan một pic tùy theo năm.
                Cả ba loại đều cùng là một thứ cây, già nhiều, già ít, có nhiều hay ít nhựa.” Xem Poivre, Journal, trg.
                432-433. Ở đây, tôi đã dùng bản dịch của Kristine Alilunas-Rodgers trong “Description of Cochinchina,
                1749-50”, trong Li Tana & Anthony Reid, Southern Viêtnam under the Nguyễn, trg.91, ghi chú 33 về
                “Eaglewood”. Theo Đại Nam nhất thống chí, loại kỳ nam tốt nhất được tìm thấy ở Khánh Hòa, loại tìm
                thấy ở Phú Yên và Quy Nhơn kém hơn. Xem Đại Nam nhất thống chí, quyển 2, trg. 1281-1282.
             3   Tuy nhiên, theo Gabrielle Bertrand vào đầu thế kỷ 20, “vua trầm hương” được dùng để chỉ một người
                bán lại loại gỗ này, trong khi đó thuộc lại được dùng để chỉ người có phận sự tìm kiếm và thu hoạch
                loại gỗ này. Xem The Jungle People, trg. 46.
             4  Hickey, Sons of the Mountains, trg. 117.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211