Page 203 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 203
NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG 201
Theo Phủ biên, các thương gia người Việt Nam thường: mang
muối, mắm, cá khô, đồ sắt, nồi đồng, thoi bạc, hoa xuyến , các
1
đồ lặt vặt, đến đất người Man đổi lấy các hàng hóa thóc, gạo, gà,
trâu, gai, sáp, mây, gió, vải man, màn man, thuê voi chở về Cam
Lộ. Người Man cũng có lấy voi chở hàng hóa xuống chợ Cam Lộ
để bán... Cũng có một phiên chợ lùa trâu đến 300 con đến bán,
giá một con trâu không quá 10 quan (222 gam bạc vào thập niên
1770) giá một con voi chỉ hai hốt (756 gam) bạc” .
2
Từ đèo Ai Lao xuống phía nam tới Kontum, địa hình trở
nên khó khăn hơn, nên việc buôn bán ở đây giữa người vùng
đồng bằng với những người ở vùng cao lân cận cũng bị giới
hạn. Người Thượng bán gỗ quý, mây, sáp ong, mật ong, trâu,
quế (vùng tây Quảng Nam), cau và vàng. Do đó chúng ta thấy,
theo gia phả của gia đình Châu Tiên Lợi, một thương gia người
Hoa ở Hội An vào giữa thế kỷ 18, một phần trong công việc
làm ăn của thương gia này là mua gỗ của người Thượng và đem
xuống bờ biển bán .
3
Có lẽ chỉ có vùng An Khê, cái nôi của phong trào Tây Sơn, là
có thể sánh được với Cam Lộ, vì vị trí thương mại quan trọng
của nó đối với mối quan hệ của vùng này với những người
Bahnar, Jorai, Choreo và các dân tộc khác ở vùng Quy Nhơn,
Quảng Ngãi và Phú Yên. Hickey cho hiểu rằng thung lũng sông
Ba rất có thể là một con đường xâm nhập vào miền núi . Ý kiến
4
này được xác nhận bởi cái tên “đèo Mang” được dùng để chỉ
An Khê. Theo ngôn ngữ người Bahnar thì cái tên này có nghĩa
là “ngang qua cửa”, nghĩa là cửa ngõ ra vào giữa đồng bằng và
1 Tơ cũng được đem sang bán ở Lào, theo Borri. Xem Cochinchina, trg. D.
2 Phủ biên, quyển 4, trg. 4b-5a.
3 Gia phả hiện còn được lưu giữ tại nhà con cháu họ Châu là Châu Quang Chương và Châu Diệu Cứ, Hội
An. Xin chân thành cám ơn ông Châu và gia đình đã cho phép tôi đọc nguồn tư liệu quý giá này khi
tôi viếng thăm Hội An vào tháng 7.1990.
4 Hickey, Sons of the Mountains, trg.116.
www.hocthuatphuongdong.vn