Page 198 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 198

196                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             dưới quyền họ Nguyễn, một phần lớn các mặt hàng “nội địa”
             được đem ra trao đổi lại không phải là sản phẩm từ miền núi.

             Rõ ràng là khác với hình thức cổ truyền ở miền Bắc, nền nông
             nghiệp ở Đàng Trong đã bị lấn át bởi hai mặt thực ra khá xa lạ
             với nhau là núi và biển. Hai nghi lễ quan trọng được ghi nhận
             ở Đàng Trong là nghi lễ mở núi và cầu gió (cầu cho có gió
             thuận). Nghi lễ thứ nhất có thể đã được cử hành trong vùng từ
             nhiều thế kỷ nay. Nghi lễ thứ hai lại khá quen thuộc với người
             Hoa sống tại các vùng ven biển. Thực ra ở Đàng Trong vào các

             thế kỷ này, cũng có lễ kỳ hoa, cầu cho được mùa, nhưng xem
             ra không quan trọng bằng hai nghi lễ trên .
                                                         1
                Ngược lại, những mối quan tâm của người Việt Nam liên
             quan đến việc sơn phòng và hải phòng (đề phòng các đe dọa
             từ phía núi và biển) của thế kỷ 19 lại không hề thấy xuất hiện
             trong các nguồn tư liệu của Đàng Trong vào các thế kỷ 17 và 18.

             Bận tâm hàng đầu của Đàng Trong là đối phó với chúa Trịnh ở
             phía bắc và kế đó, đối phó với người Chăm và người Khmer ở
             phía nam. Trong khi đó, biển ở phía đông và núi ở phía tây lại
             đã tạo thuận lợi chứ không phải rắc rối cho họ Nguyễn. Chính
             Nguyễn Hoàng trong lời trối của ông trước khi chết cũng đã
             nhìn nhận sự thật chiến lược nay:

                “Đất Thuận Quảng phía bắc có núi Ngang (Hoành Sơn) và
             sông Gianh (Linh giang) hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân và
             núi Đá Bia  (Thạch bi sơn) vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có
                         2
             cá muối. Thật là đất dụng võ của người anh hùng” .
                                                                3



             1   Vũ Minh Giang cho biết là ở vùng An Khê, Quy Nhơn, lễ “cầu huê” (kỳ hoa) vẫn còn cử hành hằng năm
                vào ngày mồng mười tháng hai âm lịch. Cả người Việt lẫn các dân tộc thiểu số ở miền núi đều coi
                trọng nghi lễ này vì tin là nó sẽ đem lại may mắn trong việc buôn bán. Xem Vũ Minh Giang, “Tây Sơn
                thượng đạo, căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa” trong Tây Sơn Nguyễn Huệ, trg. 132.
             2   Tại Phú Yêu, gần đèo Cả. Núi này được coi như là ranh giới phía nam của nước Đại Việt vào cuối thế kỷ
                15.
             3   Tiền biên, quyển 1, trg. 29.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203