Page 193 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 193
HỆ THỐNG THUẾ CỦA HỌ NGUYỄN 191
bảo đảm vị trí đầu làng của họ. Nhưng điều đáng làm chúng ta
ngạc nhiên là, dù phải đóng tiền cao như vậy, chức vụ này, vào
thời đó, xem ra vẫn có sức hấp dẫn. Nhiều người đã bỏ tiền ra
mua cho được chức vụ này. Trong thập niên 1770, một làng có
thể lấy làm hãnh diện là có tới 17 tướng thần và 20 xã trưởng .
1
Chúng ta đã thấy sự chênh lệch lớn giữa thu nhập chính thức
của các viên chức trên và số tiền họ phải bỏ ra để có được các
chức vụ này. Rõ ràng là họ không thể lấy số thu nhập ít ỏi của
họ để bù đắp lại số tiền họ đã đầu tư cho chức tước. Vậy thì
chỉ còn một cách duy nhất để lấy lại vốn là moi tiền của những
người dưới quyền kiểm soát của họ.
Việc mua bán chức tước này đã tạo nên tình trạng thặng dư
tai hại về số công chức. Năm 1769, chỉ riêng phủ Thăng Hoa
đã có tới 278 viên chức. Phủ này có cả thảy 14.349 suất đinh.
Như thế, trung bình, mỗi viên chức được cấp 52 suất đinh .
2
Mức thuế này quả là một gánh nặng phi thường, nặng gấp ba
lần mức thuế người dân Trung Hoa phải chịu dưới triều nhà
Thanh, lúc mà guồng máy quan liêu đạt tới trình độ đồ sộ nhất
trong lịch sử của nước này .
3
Nếu cộng guồng máy hành chánh của Quảng Nam và guồng
máy trung ương tại Huế với guồng máy của 9 phủ dưới quyền
họ Nguyễn, chúng ta sẽ có tối thiểu là 3.000 viên chức lớn nhỏ
tại Đàng Trong vào thế kỷ 18. Chỉ riêng cơ quan tàu vụ (buôn
bán với nước ngoài) đã có tới 175 viên chức. Nghe nói là Ninh
Vương (Nguyễn Phúc Trú, trị vì từ 1725 đến 1738) đã có ý định
1 Phủ biên, quyển 3, trg. 122a.
2 Phủ biên, quyển 3, trg. 123a-123b.
3 Vào đầu nhà Minh, tỷ lệ giữa viên chức và dân chịu thuế là 1:2.299, sang đầu nhà Thanh, tỷ lệ này là
1:911. Tuy nhiên, ở Đàng Trong, nếu gia đình của người chịu thuế có năm người, thì tỷ lệ này sẽ là
1:182. Xem Hạ Bá Truyền, Quan đa chi hoạn (nạn thừa thãi công chức), Guang Jiao Jing Yue Kan,
Hong Kong, 12.1988, trg. 47.
www.hocthuatphuongdong.vn