Page 189 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 189
HỆ THỐNG THUẾ CỦA HỌ NGUYỄN 187
gia buôn với người cao nguyên thuộc nguyên . Sự gia tăng gấp
1
5 lần đã phản ánh ảnh hưởng của số thuế đất thêm vào sau năm
1769, cũng như con số gia tăng của suất đinh trong số những
người dân sống tại cao nguyên vào giữa các năm 1769 và 1774.
Quá trình siết chặt việc kiểm soát đã không diễn ra một cách
đột ngột. Phủ biên đã ghi lại những bước chính yếu của quá
trình này, bắt đầu vào năm 1741, khi Võ Vương ra lệnh liệt kê tất
cả số thuế thu được trong các năm từ 1738 đến 1740, cộng với
số thuế đáng lý ra phải đóng nhưng không đóng. Điều thú vị là
gần 20 năm sau, tức vào năm 1758, khi chính quyền truyền làm
một báo cáo khác tương tợ, họ khám phá ra rằng nhiều khoản
thuế vẫn chưa được đóng. Vấn đề được chiếu cố một cách trực
tiếp bốn năm sau, khi “một đạo luật thuế hoàn chỉnh được thiết
lập và biên số rõ ràng, kỹ lưỡng” . Quá trình đặt quyền kiểm soát
2
trên người dân miền núi đạt tới đỉnh cao nhất vào năm này và
tiếp tục kéo dài. Nhìn lại, người ta thấy “đạo luật kỹ lưỡng và
rõ ràng” của năm 1769 đã đánh dấu một khúc quanh của chế
độ vì đây có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng
và thâm sâu nhất của sự bùng nổ của phong trào Tây Sơn và
sự sụp đổ sau đó của xứ Đàng Trong dưới quyền họ Nguyễn.
Tuy nhiên, cũng còn phải kể đến một yếu tố khác nữa trong
hệ thống thuế của họ Nguyễn đã đóng một vai trò lớn trong việc
gây nên cuộc nổi dậy và dẫn đến sự sụp đổ của Đàng Trong.
Chúng ta sẽ xem xét yếu tố này ở đây trước khi kết thúc chương
về thuế này.
1 Phủ biên, quyển 4, trg. 10a-10b.
2 Phủ biên, quyển 4, trg. 40a-40b. Điều lạ là Phủ biên gần như không cho một thông tin nào về số thuế
thu được từ phía nam Quảng Nam sau năm 1769.
www.hocthuatphuongdong.vn