Page 186 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 186
184 XỨ ĐÀNG TRONG
Thuế ruộng sản xuất muối 221 0,27%
từ Thuận Hóa
Thuế thu từ người Thượng 38.728 48,67%
(1768)
Danh sách trên cho chúng ta một ý tưởng về các nguồn thu
chính của loại thuế phụ của họ Nguyễn. Các nguồn thu chủ yếu
là ngoại thương, thuế vàng và thuế thu từ việc buôn bán với
người Thượng. Thuế thu được từ các chợ ở địa phương trong
vùng đồng bằng gần như không đáng kể. Do đó, các nguồn thuế
phụ chủ yếu là từ phía đông và phía tây: việc buôn bán với người
nước ngoài ở phía biển hay phía đông và người Thượng ở vùng
núi hay phía tây. Phía đông hiếm vị trí quan trọng hơn vào thời
kỳ trước thập niên 1750. Từ thập niên 1750, sự giảm sút của nền
thương mại với các nước bên ngoài đi đôi với việc họ Nguyễn
tăng quyền kiểm soát trên các dân tộc vùng cao nguyên, tỷ lệ
thu nhập từ phía tây đã tăng lên một cách đáng kể. Vào năm
1771, mức thu được từ số người Thượng gần bằng tổng số thuế
thu được từ nền ngoại thương.
Tuy nhiên, số lượng ghi nhận được trên đây chưa phải là tất
cả. Người Thượng còn phải nộp thuế bằng hiện vật, như sừng
tê giác, ngà voi, sáp và mật ong. Các mặt hàng quý hiếm này đã
làm tăng một cách đáng kể số thuế họ phải đóng. Chẳng hạn,
chỉ riêng năm 1768, họ phải nộp 10 ngà voi và 9 sừng tê giác,
trị giá tổng cộng mấy ngàn quan tiền mặt.
Mặt khác, người Thượng xem ra phải đóng thuế nặng hơn
người nông dân Việt Nam. Ngay ở Thuận Hóa, vùng đất cơ sở
của họ Nguyễn, nơi người dân thường được đối xử khá hơn
người Quảng Nam, người Thượng cũng phải đóng thuế khá
www.hocthuatphuongdong.vn