Page 182 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 182
180 XỨ ĐÀNG TRONG
lớn trong nền nông nghiệp truyền thống tại Việt Nam. Ở Quảng
Nam, không có những đơn vị kinh tế lớn như ở đồng bằng
sông Cửu Long, nhưng cũng có những người làm chủ những
diện tích đất đáng kể. Để những người này chỉ phải trả một vài
quan một đầu người và để những người chịu thuế trốn tránh
một phần trách nhiệm đóng thuế của họ bằng cách trở thành
tá điền, là tạo nên một thất thoát lớn trong thu nhập của nhà
nước . Do đó, để bảo đảm thu nhập của quốc gia, diện tích đất
1
đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng.
Như chúng ta đã ghi nhận, họ Nguyễn vào thời kỳ đầu,
chú trọng nhất tới thuế đầu người. Tiền biên, trong phần ghi
năm 1632, viết: “Thiết lập luật thuế theo luật Hồng Đức (1470-
1497)” . Luật Hồng Đức cơ bản đòi mỗi đinh phải đóng 0,8 quan
2
một năm, mặc dù chúng ta biết là thuế ở Đàng Trong nặng hơn
vậy. Vấn đề là ở chỗ gần 40 năm sau, tức vào năm 1669, Tiền
biên mới nói đến thuế đất: “Đo ruộng dân để định tô thuế” .
3
Nghĩa là hơn một thế kỷ sau khi Nguyễn Hoàng đến Thuận Hóa.
Điều này không có ý nói là trước thời điểm này trong vùng xung
quanh Thuận Hóa của họ Nguyễn không có thuế đất. Nhưng
chỉ sau năm 1669, một hệ thống thuế đất mới được soạn thảo
một cách tỉ mỉ và được chính thức hóa. Tiền biên, trong phần
ghi chép về năm 1687, chứng nhận cho kết luận này khi ghi là
nhà nước “miễn cho dân khỏi trả thuế đất đã tăng trong năm
1669”. Nhưng, như chúng ta đã thấy, phần ghi chép về năm
1669 không đề cập đến việc tăng thuế mà lại nói đến việc định
tô thuế. Do đó, chúng ta có lý để kết luận rằng thuế đất hiện
hành đã tăng khi việc đo đạc đất năm 1669 được hoàn thành.
1 Sự kiện Quảng Nam còn một số lớn nông dân có thể là hậu quả của việc nhà nước đánh thuế theo đầu
người cao hay của việc phát triển các sở hữu đất lớn trong vùng này.
2 Tiền biên, quyển 2, trg.41. Trong phần ghi chú, Tiền biên đã chép lại luật trong Phủ biên là luật của
thế kỷ 18.
3 Ibid, quyển 5, trg.73.
www.hocthuatphuongdong.vn