Page 180 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 180
178 XỨ ĐÀNG TRONG
định này đã không được áp dụng một cách có kết quả vì vượt
quá khả năng của người đóng thuế lẫn khả năng thu thuế của
các viên chức. Thay vào đó các lệ thuế họ Nguyễn đặt ra sau
1769 cho chúng ta một cơ sở tư liệu để hiểu rõ nguyên do trực
tiếp của cuộc nổi dậy của Tây Sơn, diễn ra vào đầu năm 1771.
Những thay đổi trong hệ thống thuế
Mức tăng của thuế sau năm 1769 chủ yếu là do thuế đất phụ
thu. Thuế thân xem ra không tăng một cách đáng kể.
Đứng trên quan điểm tài chánh thì điều này xem ra có vẻ kỳ
cục. Nếu tăng thuế là vì thu nhập từ các nguồn khác như ngoại
thương giảm, thì tại sao họ Nguyễn lại không tăng thuế đầu
người có phải đơn giản hơn không? Vì đó sẽ là cách giải quyết
vấn đề một cách trực tiếp và hữu hiệu hơn thay vì tạo ra một
hệ thống mới và phức tạp hơn để gây thêm xáo trộn.
Họ Nguyễn đã dùng biện pháp này một là vì họ đã nhìn
ra sự khác biệt quan trọng giữa các chủ đất, đặc biệt ở Quảng
Nam và phía nam, và do đó đi đến quyết định đánh thuế theo
kích thước của tài sản. Trong bảng 2, chúng ta thấy là tại Quảng
Nam, người ta phân ra ba hạng tá điền trong khi ở Thuận Hóa
chỉ có một. Tuy nhiên, có thể không phải tất cả đều là những tá
điền thực sự , mà xem ra một số lớn nông dân ở Quảng Nam
1
được xếp vào loại tá điền mà thôi và mặt khác giữa các tài sản
ở đây, có thể có một sự khác biệt đáng kể về kích thước.
không phải 0,2 quan như ông đã khẳng định trước đó. Nhưng nếu nhìn vào danh mục tiền Quảng
Nam trả cho cót vào năm 1769, chúng ta có thể thấy rõ là 0,2 quan chứ không phải 0,8 quan. Do đó,
khoản luật này cũng như các thuế đất phụ thu nêu ở trên xem ra xuất hiện sau 1769.
1 Ít là ở phủ Điện Bàn, theo Phủ biên, cứ 100 người chịu thuế thì có 10 người có thể được coi như là tá
điền và do đó trả thuế theo mức của tá điền. Điều này có nghĩa là trong thực tế, họ vẫn là những nông
dân chủ đất. Phải chăng đây là một thứ thỏa hiệp giữa nhà nước và chính quyền địa phương?
www.hocthuatphuongdong.vn