Page 175 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 175
HỆ THỐNG THUẾ CỦA HỌ NGUYỄN 173
Bảng 4: Thuế đánh trên ruộng công
(tính theo thăng của phía nam) 1
Bắc Nam
1728 1740 2 (1669?-1774) 3
Loại 1 116,6 60 40
Loại 2 93,3 48 30
Loại 3 70,0 36 20
Thuế đánh trên ruộng tư
(tính theo thăng của phía nam)
Bắc Nam
1728 1740 12 (1669?-1774) 13
Loại 1 35,0 18 40
Loại 2 23,3 12 30
Loại 3 11,6 6 20
Số thuế đánh trên ruộng tư ở phía nam tương đối cao. Sự
kiện này cho thấy là ruộng tư chiếm một tỷ lệ cao trong tổng
số diện tích ruộng. Ngay ở Thuận Hóa, nơi họ Nguyễn đóng
đô lâu nhất và còn duy trì được số lớn ruộng công, gần một
nửa số ruộng nằm trong tay tư nhân. Tại những vùng đất mới
được khẩn hoang, tỷ lệ này gia tăng một cách đáng kể. Ở đồng
1 Con số ở phía bắc ở đây lấy của Nguyễn Đức Nghinh, sđd, trg. 38. Đơn vị đong ở phía bắc là bát. Theo
Lê Quý Đôn, 1 bát ở phía bắc bằng 1 thăng ở phía nam. Xem Phủ biên, quyển 3, trg. 92b.
2 Tôi muốn coi đạo luật thuế của năm 1740 ở phía bắc như là một trường hợp đặc biệt hoặc như là một
giải pháp của Lê-Trịnh đối với giai đoạn thảm họa của đầu thế kỷ 18.
3 Khi nào hệ thống thuế này xuất hiện ở phía nam? Tiền biên nói là vào năm 1669. Nhưng nếu chúng
ta so sánh bản văn của Tiền biên và Phủ biên, chúng ta sẽ thấy là Tiền biên chủ yếu chép lại luật thuế
của thập niên 1770 và không cho chúng ta biết gì về thuế đất của họ Nguyễn vào buổi đầu. Chúng ta
sẽ trở lại vấn đề này sau.
www.hocthuatphuongdong.vn