Page 177 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 177
HỆ THỐNG THUẾ CỦA HỌ NGUYỄN 175
bằng sông Cửu Long, như chúng ta đã thấy ở đầu chương, họ
Nguyễn không hề biết diện tích được trồng trọt, việc phân loại
ruộng, hoặc đất ấy là ruộng công hay ruộng tư. Nắm được số
đinh, đối với họ Nguyễn còn quan trọng hơn là nắm được số
gạo thu được qua thuế ruộng.
Điều này được phản ánh trong giá thuế đất ở vùng cực nam.
Thuế đất ở đây thấp. Vào thập niên 1770, ở Tân Bình (Sài Gòn
ngày nay), Phước Long (Biên Hòa ngày nay), Quy An, Quy Hòa
(nay là Mỹ Tho), “gieo một hộc thóc có thể gặt được 100 hộc
nhưng chỉ phải để từ 4 đến 10 hộc để đóng thuế đất mà thôi”.
Hay như ở Tam Lạch hay Bả Canh trong tỉnh Vĩnh Long ngày
nay, vẫn theo nguồn tư liệu trên, “gieo một hộc thóc có thể gặt
300 hộc nhưng chỉ phải đóng 2 hộc thuế đất (một thửa ruộng)” .
1
Nói tóm lại thuế đất chiếm khoảng từ 0,6% đến 10% mùa màng.
Chỉ trong những điều kiện như thế mới có một số lượng lớn
thóc gạo được đem ra bán và chở từ đồng bằng Cửu Long xa
xôi như một mặt hàng có lời.
Thuế đất phụ thu ở Quảng Nam 2
Theo Lê Quý Đôn (ấn bản Sài Gòn), ở Thuận Hóa, cứ 1.000
thăng thóc thu hoạch được, người nông dân phải trả thuế đất là
20 thăng gạo và 60 đồng (một xâu tiền kim loại có 600 đồng).
Nhưng ở đa số nơi thuộc Quảng Nam và xa hơn về phía nam,
người nông dân phải trả số tiền mặt theo một tỷ lệ cao hơn ở
Thuận Hóa nhiều. Tại Quảng Nam năm 1769, cứ 1.000 thì số
1 Phủ biên, quyển 3, trg. 112b
2 Tôi đã không bàn về quân điền trang và quân đồn điền, đất thuộc quyền sử dụng của gia đình họ
Nguyễn đương cầm quyền, vì chúng không nằm trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, xem ra chúng không
thay đổi bao nhiêu trong thập niên 1760 và đã được trình bày một cách rõ ràng và đơn giản trong Phủ
biên.
www.hocthuatphuongdong.vn