Page 178 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 178
176 XỨ ĐÀNG TRONG
tiền mặt phải đóng kèm theo số thuế là 120 đồng, tức gấp đôi
số tiền mặt phải trả ở Thuận Hóa.
Bảng 5: Số thóc gạo và tiền mặt phải trả tại
Quảng Nam và phía nam năm 1769
Vùng Gạo (thăng) Đồng Tỷ lệ
Điện Bàn 25.805 164.145 1/6,36
Thăng Hoa 53.689 383.508 1/7,14
Quảng Ngãi 22.382 100.740 1/4,5
Quy Nhơn 41.125 317.228 1/7,71
Phú Yên 8.285 49.059 1/5,92
Bình Khang 5.628 35.572 1/6,32
Diên Khánh 5.616 26.324 1/4,68
Gia Định (Tân Bình) 12.154 11.636 1/0,96 1
Quảng Nam bị đánh thuế nặng hơn bắt đầu từ khi nào? Theo
Lê Quý Đôn, “người dân nói là tạp thuế ở Quảng Nam chỉ xuất
hiện sau khi Trương Phúc Loan lên cầm quyền” . Loan đã dành
2
được ưu thế khi ông được cử làm nhiếp chính năm 1765, sau khi
Võ Vương mất. Nhưng qua Phủ biên (ấn bản Hà Nội), người ta
có thể nghĩ là việc tăng thuế có tính cách nhảy vọt này không
thể diễn ra liền sau đó. Ấn bản của Hà Nội ghi là ở Quảng Nam
cứ 1.000 thăng thóc thì phải đóng 20 thăng gạo và 180 đồng
thuế . Nghĩa là cứ một thăng gạo kèm theo 9 đồng thuế, tức gấp
3
3 lần Thuận Hóa. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào các con số thóc
gạo và tiền trả ở Quảng Nam và phía nam năm 1769, chúng ta
sẽ thấy là đây không phải là trường hợp của năm đó.
1 Tỷ lệ thấp trong vùng Gia Định có thể là do có sự hoán chuyển một số thuế thu bằng tiền mặt thành
gạo, điều này cho thấy việc thu thuế ở vùng đất xa xôi chưa được quy chế hóa.
2 Phủ biên, quyển 4, trg. 2a.
3 Phủ biên (ấn bản của Hà Nội), trg. 164.
www.hocthuatphuongdong.vn