Page 174 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 174
172 XỨ ĐÀNG TRONG
Thuế thân chiếm hơn phần nửa số thuế một suất đinh phải
đóng. Bảng 2 cho thấy vị trí quan trọng của thứ thuế này đối
với các vùng Thuận Hóa và Quảng Nam . Thuế thân bao gồm
1
nhiều thứ thuế ít quan trọng hơn có thể được gọi chung là tiền
lao dịch, quà cáp (thuế điệu). Bảng 3 cho thấy tình hình thuế
điệu ở Thuận Hóa và Quảng Nam. Các thành phần trong thuế
thân xem ra không tăng bao nhiêu. (coi bảng 2 và bảng 3).
Thuế đất
Không như ở phía bắc, ở Đàng Trong, họ Nguyễn áp dụng
cùng một đơn vị thuế ruộng cho ruộng công và ruộng tư. Bảng
dưới đây so sánh thuế đất dưới quyền chúa Trịnh và thuế đất
dưới quyền chúa Nguyễn, lấy thăng của phía nam làm tiêu
chuẩn:
Bảng 3: Thuế điệu (lao dịch và tiền thượng lễ dâng chúa)
tại Thuận Hóa, Quảng Nam và ở Bắc Việt Nam (thế kỷ 18)
(tính bằng đồng: 600 đồng = 1 quan)
Bắc Thuận Hóa Quảng Nam
Đinh 360 210 + 12? 222
Quân 360 192
Tráng (18-20 tuổi) 360 150? 162
Hạng lão 180 150 162
Hạng tàn tật 0 135 132
Nguồn tư liệu: Về vùng Thuận Hóa và Quảng Nam, xem Phủ biên tạp lục (ấn bản Hà Nội), quyển 3, trg.
158-164; về Bắc Việt Nam, xem Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 3, trg. 1055.
1 Khi phân tích thuế của Tây Sơn ở phía bắc, Gs. Nguyễn Đức Nghinh gồm cả thuế trên lúa mới và
chuyên chở vào tiên dùng (thuế thân). Xem Nguyễn Đức Nghinh, “Từ mấy văn bản thuế dưới triều
Quang Trung và Cảnh Thịnh”, NCLS. số 5, 1982. Do đó, tôi sẽ gom cả hai loại thuế của họ Nguyễn vào
trong phần này và so sánh với các thuế cùng loại ở phía bắc.
www.hocthuatphuongdong.vn