Page 173 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 173
HỆ THỐNG THUẾ CỦA HỌ NGUYỄN 171
đây cho chúng ta một ý tưởng rõ hơn về số thuế đánh trên mỗi
suất đinh trong năm 1769 :
1
Bảng 1: Thuế đánh trên mỗi suất đinh
tại Quảng Nam năm 1769
Người Người % Trung
Nơi bình mỗi (quan)
đăng bộ nộp thuế đinh
Điện Bàn 29.705 16.995 57% 4,07
Thăng Hoa 19.980 12.696 63% 4,15
Quảng Ngãi 22.246 8.711 39% 3,78
Quy Nhơn 24.227 10815 45% 8,62
(4,46 hay 3,49) 2
Phú Yên 6.804 4.439 65% 4,25
Bình Khang 5.102 3.414 66% 2,69
Diên Khánh 3.057 1.806 59% 3,25
Bình Thuận 13.995 13.129 93% 1,67
Điều này có nghĩa là khoảng 40% dân tại các vùng trên không
đóng thuế cho nhà nước, mặc dù 85% lợi tức của nhà nước là
từ các vùng này .
3
1 Cách tính toán của tôi dựa trên các dữ kiện do Phủ biên (ấn bản Hà Nội) đưa ra, trg. 178-183.
2 Phủ biên (Ấn bản Hà Nội) đưa ra con số 1.685 quan và 20 đồng của thuộc Tân Lập, tại đây, tổng số đinh
là 4.210. Sau khi kiểm số thuế đóng theo các loại khác nhau trong vùng này từ cũng nguồn tư liệu này,
trg. 169-170, tôi nghĩ rằng cả hai con số đều sai: 16.685 quan và 20 đồng (sẽ là 3,98 quan một người
gần với bản văn hơn) hay 6.168 quan tiền và 20 đồng (như thế sẽ là 1,46 quan một người thay vì 14,6
một người theo như con số đầu tiên cho thấy). Sở dĩ có vấn đề là vì vào thời này, Phủ biên chưa được
in và khi chép bằng tay thì dễ xảy ra sai sót. Tuy nhiên, cũng có thể là bản văn đúng nếu chúng ta nhìn
vào sổ thu (thu được của người Thượng ở Thuận Hóa, ở đây, đôi khi người ta có thể thu từ 15 đến 70
quan một gia đình.
3 Theo Phủ biên (Ấn bản Hà Nội), năm 1774, tổng số tiền phụ từ Thuận Hóa và Quảng Nam là 6.467
quan, với 62.545 quan từ vùng Quảng Nam. Số thuế chính thu được ở Quảng Nam vào năm 1769 là
241.995 quan, cộng thêm 56,68 nén vàng (l01.164 quan) và ở Thuận Hóa vào năm 1773 là 13.600
quan. Phủ biên đưa hai con số trong các năm khác vào phần ghi của năm 1769. Xem Tiền biên, quyển
11, trg.154-155.
www.hocthuatphuongdong.vn