Page 179 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 179
HỆ THỐNG THUẾ CỦA HỌ NGUYỄN 177
Từ bảng 5, chúng ta có thể kết luận là việc “tăng gấp ba” diễn
ra sau 1769 thì đúng hơn.
Phủ biên, theo ấn bản Hà Nội, ngoài số thuế theo tỷ lệ 1 thăng
gạo và 9 đồng tiền mặt, còn đưa ra một số thuế khác trong hệ
thống thuế đất. Bảng danh sách cung cấp cho chúng ta biểu đồ
có lẽ chi tiết nhất của việc tăng thuế trong 200 năm của chế độ
họ Nguyễn hay trong lịch sử Việt Nam và tính chất tham lam
của hệ thống thuế của họ Nguyễn trong thời kỳ này. Số thuế
này như sau :
1
a. Mỗi 1.000 thưng thóc thì gạo 4 thưng, tiền 120 đồng (làm
ngụ lộc và 60 đồng tiền trầu)
b. 300 đồng tiền gánh 1.000 thăng thóc vào kho
c. 150 đồng và 2 thăng gạo lễ trình diện mỗi 1.000 thăng thóc
d. Tiền khoán kho và cất trữ, 35 đồng mỗi mẫu
e. Tiền thập vật, mỗi sào 5 đồng 2
f. Tiền khâu bao, mỗi bao 60 đồng
g. Tiền đèn dầu trong kho, mỗi quan người chịu thuế phải
trả là 18 đồng
Điều đáng lưu ý là Phủ biên chỉ ghi nhận sự điều chỉnh mà
không kê khai số tiền theo từng vùng như vẫn thường làm. Sự
kiện này xác nhận quan điểm của chúng tôi là các việc điều
chỉnh này cũng như những quy định phải trả 9 đồng với một
thăng gạo, diễn ra sau 1769 . Nhưng có lẽ đúng hơn, các quy
3
1 Phủ biên (ấn bản của Hà Nội), trg. 164-165.
2 Triều Nguyễn giữ lại loại thuế này, nhưng ở mức 3 đồng một mẫu, tức bằng 6% của thuế vào đầu thập
niên 1770. Xem Nông thôn và nông dân Việt Nam thời cận đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1990, trg. 99.
3 Một khoản luật liên quan đến việc nộp cót cùng với thóc ở Quảng Nam có thể khẳng định điều này.
Trong phần trước, Lê Quý Đôn nói là cứ 1.000 thăng thóc thì phải nộp 5 tấm cót giá 0,2 quan. Tuy
nhiên, sau này ông lại nói là ở Quảng Nam, cứ 1.000 thăng thóc thì thu 4 tấm cót, mỗi tấm giá 0,2
quan. Nói cách khác, cứ 1.000 thăng thóc thì phải nộp một số cót tương đương với 0,8 quan chứ
www.hocthuatphuongdong.vn