Page 181 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 181

HỆ THỐNG THUẾ CỦA HỌ NGUYỄN                                  179


               Nhưng tại sao lại có nhiều người như thế chấp nhận làm
            thuê tại những vùng đất đai tương đối còn nhiều? Câu trả lời

            đúng nhất có lẽ là vì cách thức đánh thuế được áp dụng trong
            một thời gian dài ở Quảng Nam và các vùng phía nam. Lê Quý
            Đôn nói là thuế thu được ở Quảng Nam cao hơn ở Thuận Hóa
            nhưng bảng 2 lại cho thấy ba loại thuế đánh trên thành phần
            chịu thuế chính (tráng) ở Quảng Nam thực ra thấp hơn ở Thuận
            Hóa. Thuế đất ghi nhận được do người dân từ Quảng Nam và
            phía nam đóng nặng hơn số thuế đất thu được ở Thuận Hóa.

            Nhưng nếu một nông dân ở Quảng Nam chấp nhận trở thành
            một người làm thuê thì anh ta chỉ phải trả từ 35% đến 75% số
            thuế một tráng đinh phải trả. Nếu anh ta làm chủ một số đất
            nào đó và nếu thuế đất còn ở mức thấp, anh ta vẫn còn hy vọng
            có khả năng tự nuôi mình và gia đình. Do đó, xem ra hệ thống
            thuế của họ Nguyễn vào buổi đầu đã góp một phần quan trọng
            trong việc khuyến khích gia tăng các đại điền chủ trong vùng
            từ Quảng Nam xuôi xuống phía nam, một trong những nét đặc

            trưng của nền kinh tế Đàng Trong.
               Có quan điểm cho rằng vào thời các chúa Nguyễn, các đại
            địa chủ thường xuất thân là tiểu địa chủ trước đây. Nhưng Phó
            giáo sư Huỳnh Lứa, từng nghiên cứu về chế độ ruộng đất ở
            phía nam, lại cho rằng nếu có nhiều nông dân nghèo đi xuống

            phía nam để trở thành những chủ đất nhỏ, thì cũng có nhiều
            gia đình giàu có di dân xuống phía nam với các tá điền, gia súc
            và của cải của họ . Những người này chắc chắn có điều kiện tốt
                              1
            hơn để tồn tại và làm giàu một cách nhanh chóng tại vùng đất
            mới. Như Lê Quý Đôn đã cho chúng ta thấy là tại đồng bằng
            sông Cửu Long vào thế kỷ 18, có gia đình làm chủ từ 50 đến 60
            nông nô và từ 300 đến 400 con bò. Đây là một đơn vị kinh tế




            1   Trao đổi với Phó giáo sư Huỳnh Lứa tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 02-8-1990.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186