Page 187 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 187

HỆ THỐNG THUẾ CỦA HỌ NGUYỄN                                  185


            nặng. Tại đây, không chỉ đàn ông phải đóng thuế thân mà đến
            cả vợ người chịu thuế cũng phải đóng thuế nữa. Do đó, số thuế

            thu được thật là lớn. Theo Phủ biên, tại nguyên Yên Đại vào năm
            1774, người Thượng phải đóng thuế như sau :
                                                          1
               Hạng nhất: Từ 60 đến 70 quan một gia đình (33% cho tiền
            Năm mới, 67% thuế).

               Hạng hai: Khoảng 52 quan một gia đình.
               Hạng ba: Từ 15 đến 45 quan một gia đình.

               Như thế, người chịu thuế thuộc loại nghèo nhất ở miền núi
            cũng phải tìm cho được 15 quan một năm, tức gấp ba hay bốn
            lần suất đinh người Việt ở miền xuôi, ngay cả trước khi chúng
            ta cộng thêm số thuế đặc biệt đánh trên các vùng này.

               Thuế đánh trên vùng cao nguyên có hai loại khác nhau: thuế
            đánh trên các thương gia đến buôn bán với người Thượng và
            thuế thân đánh trên chính người dân vùng cao nguyên. Mức
            nặng nhẹ thay đổi rất rõ giữa các nguyên. Nặng nhất là tại
            nguyên Yên Đại: tại đây, theo Lê Quý Đôn, 11 suất đinh phải
            đóng tổng cộng là 434 quan và 210 đồng, nghĩa là trung bình
            một đinh phải đóng 39,45 quan. Ở các nguyên miền núi khác,

            thuế tuy vẫn còn cao nhưng không đến nỗi cao như vậy. Chẳng
            hạn, ở An Náu, 31 đinh đóng 395,9 quan, tức trung bình mỗi
            đầu người 12,8 quan . Trong số các bộ lạc sống trong vùng núi
                                 2
            huyện Quảng Điền, có 40 đinh phải nộp một số mây tương
            đương với 230 quan, tức 5,75 quan một đầu người. Mặc dù
            thấp hơn ở Yên Đại nhiều, con số này vẫn còn cao hơn gấp hai
            hoặc gấp ba lần mức thuế trung bình người dân tại đồng bằng





            1   Phủ biên, quyển trg. 8a. Liên quan tới năm số thuế được thu, ấn bản của Sài Gòn nói đó là năm Giáp
               Tý (1744). Tôi nghĩ có lẽ là năm Giáp Ngọ (1774), ấn bản của Hà Nội cho ta nghĩ như vậy. Phủ biên, ấn
               bản Hà Nội, trg. 209.
            2   Phủ biên, quyển 4, trg. 8b-9a.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192