Page 195 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 195
HỆ THỐNG THUẾ CỦA HỌ NGUYỄN 193
người dân phải trả sẽ tăng lên gấp đôi. Nhưng nếu nhà nước bắt
đầu đòi hỏi tới mức tối đa thì các viên chức nhà nước sẽ chẳng
còn lại bao nhiêu và thế là đâm ra liều lĩnh hơn trong việc bóc
lột người dân. Do đó, hệ thống lương bổng làm gia tăng mâu
thuẫn giữa nhà nước và người dân phải được kể là một trong
số các nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của họ Nguyễn .
1
Do đó, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy Gia Long đã rất
sớm, tức vào năm 1810, thiết lập một hệ thống lương bổng. Nhà
vua trả cho các viên chức mỗi năm từ 5 quan đến 400 quan
tùy theo cấp bậc, cộng với gạo từ 16 phương (480 lít) đến 300
phương (9.000 lít). Vào các năm 1818 và 1839, dưới các triều
Gia Long và Minh Mạng, các viên chức được tăng lương. Ngoài
ra, triều đình còn bắt chước nhà Thanh bên Trung Hoa bắt đầu
trả một thứ lương đặc biệt cho các quan án sát phủ và huyện
theo một thang đối chiếu, bắt đầu một tháng sau khi họ nhận
nhiệm sở. Thứ lương này gọi là dưỡng liêm (để nuôi dưỡng sự
thanh liêm) . Việc thiết lập hệ thống lương bổng là một trong
2
số những cải cách quan trọng nhất của đầu triều Nguyễn và hẳn
phải là kết quả của những suy nghĩ của Gia Long về thất bại của
hệ thống lương bổng của các chúa Nguyễn trước đó .
3
Thuế và hệ thống thuế đã có một vai trò trong cuộc nổi dậy
của Tây Sơn. Điều trước tiên các người nổi dậy đã làm sau khi
từ căn cứ của họ ở miền núi phía tây kéo tới vào năm 1773 là
1 Một sự khác biệt khác nữa giữa họ Trịnh (hay cách làm cũ) và họ Nguyễn là ở chính sách đối với các
viên chức cũ. Trong khi ở phía bắc, những người này được miễn thuế thì ở phía nam, dưới quyền
họ Nguyễn, họ vẫn phải đóng thuế. Họ phải đóng một số thuế gần bằng thuế của một hạng quan
(những người chịu thuế loại hai, đang chuẩn bị nhập ngũ).
2 Gia Long tờ lệ, tư liệu lưu giữ tại Viện Hán Nôm, Hà Nội; về hệ thống lương bổng của nhà Nguyễn,
xem Alexander B. Woodside, Viêtnam and Chinese Model, Harvard University Press, Cambridge,
Massachusette, 1971, trg. 79-80.
3 Đây phải là một ví dụ về ảnh hưởng của Đàng Trong trên chính quyền và hành chánh của đầu triều
Nguyễn trong thế kỷ 19. Nola Cooke đã đề cập tới nhiều ảnh hưởng khác trong luận án của cô,
“Colonial Political Myth and the Problem of the Other: French and Vietnamese in the Protectorat of
Annam”, luận án tiến sĩ, ANU, 1991, các chương 2 và 3.
www.hocthuatphuongdong.vn