Page 201 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 201
NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG 199
cao nguyên tham gia các cuộc nổi dậy chống lại họ Nguyễn, một
phần do chính sách hòa hoãn hơn là do họ Nguyễn đã kiểm soát
được các dân tộc này. Vào những năm này, xem ra họ Nguyễn
đã khéo léo tìm cách tránh dây vào những vụ lộn xộn họ không
hy vọng có thể dàn xếp một cách thành công. Họ Nguyễn cố
gắng đứng ngoài các mâu thuẫn diễn ra tại vùng cao nguyên,
như phản ứng của họ trong vụ Lê Duy Mật đã cho thấy. Lê Duy
Mật, thuộc dòng dõi nhà Lê, đã nổi dậy chống lại chúa Trịnh
vào các thập niên 1750 và 1760. Năm 1753, chúa Trịnh yêu cầu
chúa Nguyễn cho phép sử dụng đường Trấn Ninh để tấn công
Lê Duy Mật, và vào năm 1764, Lê Duy Mật, từ căn cứ của ông
ở Trấn Ninh, đề nghị chúa Nguyễn tham gia vào cuộc tấn công
chúa Trịnh. Nhưng các yêu cầu của cả hai phía đều đã bị từ chối
vì những lý do chiến lược . Chiến lược của họ Nguyễn ở Đàng
1
Trong trong các thế kỷ 17 và 18 là tiến xuống phía nam và hòa
hoãn tới mức tối đa với phía tây. Người ta thấy có sự khác biệt
rõ rệt trong cách xử sự của họ Nguyễn đối với người Khmer
và người Lào. Vào cuối năm 1714, họ Nguyễn chỉ thị cho hai
tướng của mình về thái độ phải có đối với cuộc nội chiến của
người Khmer là “nên làm sao cho ra trận thì quyết thắng chế
phục được người xa”. Nhưng đối với cuộc nội chiến diễn ra mấy
tháng sau đó tại Lào, họ Nguyễn lại chỉ “sai sứ mang thư sang
an ủi vỗ về và xem binh thế mạnh yếu cùng địa thế hiểm dễ thế
nào” . Từ thập niên 1720, họ Nguyễn càng ngày càng tỏ ra quan
2
tâm hơn đối với phía nam, lúc đó phía bắc cũng không còn là
mối bận tâm của họ nữa.
1 Xem Tiền biên, quyển 10, trg.143, 149.
2 Tiền biên, quyển 8, trg.120-121.
www.hocthuatphuongdong.vn