Page 204 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 204

202                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             miền núi . Thực vậy, đây là một đèo trên con đường nối Strung
                       1
             Treng - Pleiku - Bình Định và Quy Nhơn. Các thừa sai người

             Pháp, vào thập niên 1840 nói đến con đường lên cao nguyên và
             “dẫn đến chợ An Sơn (An Khê), nơi tụ họp của các viên chức
             quan thuế và các kẻ theo đóm ăn tàn người An Nam” . Theo
                                                                      2
             Navelle, người đã tới Kontum vào cuối năm 1884, thì An Khê
             còn là địa điểm cuối cùng của người Việt Nam. Sau đó là vùng
             chỉ có người Thượng ở .
                                     3
                Do vị trí của mình, An Khê là một trung tâm thương mại của
             Quy Nhơn trong nhiều thế kỷ . Ngoài gỗ trầm hương, ngà voi
                                            4
             và các sản phẩm quý giá khác, nhiều mặt hàng tiêu dùng thông
             dụng đối với người Việt Nam như trầu cau cũng xuất phát từ
             đây. Nguyễn Nhạc, một người trong số anh em Tây Sơn, xuất
             thân là một thương gia buôn bán trầu cau với người Thượng.
             An Khê hẳn cũng đã là một trung tâm trao đổi giữa các dân

             tộc ít người khác nhau ở cao nguyên. Theo Dourisboure, một
             thừa sai người Pháp đến vùng cao nguyên vào năm 1851, thì tại
             vùng này, hầu như tất cả các dụng cụ bằng sắt và khí giới đều
             do người Sedang cung cấp. Người Sedang vốn biết khai thác
             các trầm tích sắt. Người Renjao và người Bahnar ở phía tây thì
             dệt vải. Người Bahnar Alakong phía đông có thể đã trao đổi với
             người Việt hàng của họ để lấy muối và đa số các mặt hàng thiết

             yếu nhất người cao nguyên muốn người Việt cung cấp cho họ .
                                                                            5


             1   Tây Sơn Nguyễn Huệ, Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1978, trg.48. Có thể so sánh với tên gọi của
                người Rhađê là Tvea Phreah Nakor (nghĩa là “Cửa ngõ Kinh đô”), đánh dấu ranh giới giữa vương quốc
                Cao Mên và Cao nguyên. Xem Hickey, Sons of the Mountains, trg.141.
             2   Pierre Dourisboure and Christian Simmonet, Viêtnam: Missiom on the Grand Plateaus, do Albert
                LaMothe dịch, Jr., Maryknoll Publications, New York, 1967, trg.13.
             3   E. Navelle, “De Thị-Nại au Bla”, Excursions et Reconnaissances, 13, số 30, 1887, trg. 218-39. Trích dẫn
                từ Hickey, Kingdom in the Morning Mist, University of Pennsylvania Press, Philadelphia, 1988, trg.67-
                68. Hơn một lần trong lịch sử nơi này được coi là một nơi trú ẩn. Xem Hickey, Ibid, trg.61.
             4   Nhiều đường giao thông nối vùng bờ biển với cao nguyên, con đường quan trọng nhất là đường số
                19 ngày nay từ Quy Nhơn tới Pleiku.
             5   Mission on the Grand Plateau, trg. 67.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209