Page 205 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 205

NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG                                   203


            Một câu ca dao của người Việt trong vùng Quy Nhơn đã phản
            ánh việc buôn bán trao đổi này:

                        Ai về nhắn với nậu nguồn

                        Măng le gùi xuống, cá chuồn gửi lên.

               Vị trí thuận lợi của An Khê có lẽ đã giải thích lý do tại sao
            một thủ lãnh của người Bahnar, tên là Kiom , thuộc vùng An
                                                           1
            Khê, đã được triều đình Huế chỉ định làm “thủ lãnh các tộc
            người Mọi” vào thập niên 1840. “Sự dàn xếp này tạo thuận lợi

            cho các thương gia lưu động người Việt Nam hưởng lời trong
            mạng lưới buôn bán đã có sẵn nơi người Thượng trong vùng” .
                                                                           2
               Chúng ta còn chưa rõ làm sao kỳ nam và các mặt hàng đắt
            giá khác tới được các ghe, thuyền ngoại thương ở Đàng Trong
            vào các thế kỷ 17 và 18. Nhưng có lẽ người Chăm đã có dính
            líu tới việc buôn bán này. Chắc chắn từ nhiều thế kỷ nay, giữa

            người Chăm và người Thượng đã có các đường dây buôn bán
            và việc người Chăm nắm được nguồn cung cấp kỳ nam có thể
            cắt nghĩa lý do tại sao nền thương mại của Chăm vẫn tiếp tục
            trong một thời gian sau khi Hội An trở thành một vị trí thuận
            lợi trong nền ngoại thương vào đầu thế kỷ 17 . Theo tài liệu,
                                                             3
            kỳ nam được cung cấp từ Khánh Hòa, gần Phan Rang, thương
            cảng cuối cùng còn lại của Champa. Cornelis van Neyenroode,

            cầm đầu công ty Hà Lan tại Firando, ghi nhận vào năm 1623
            là 2 tàu châu ấn đã được gửi đến Cao Mên, 3 tới Đài Loan, 2
            tới Đàng Trong và 2 tới Đàng Ngoài, và “một tàu tới Champa,





            1  Hoặc Kiem theo các nguồn tư liệu khác. Nghe nói người này gốc làng Plei Bong Mohr ở đoạn đường
               Pleiku-Kontum. Xem Raymond Le Jarriel, “Comment la mission Catholique a servi la France en Pays
               Moi”, BAVH, số 1, 1942, trg. 41.
            2  Hickey, Kingdom in the Morning Mist, trg. 64.
            3    “Thứ cây này - ôi, lạ lùng của mọi điều lạ lùng” Người Rhađê đã tả kỳ nam như vậy. Xem Gabrielle
               Bertrand, The Jungle People, do Eleanor Brockett dịch, Robert Hale Ltd. London, 1959, trg. 45.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210