Page 207 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 207
NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG 205
nguyên ở Đàng Trong vào các thế kỷ 17 và 18 có một tầm quan
trọng hơn ngày nay người ta tưởng nhiều. Các sản phẩm miền
núi quả là quan trọng đối với nền kinh tế của Đàng Trong đến
độ người Việt đã nghi thức hóa tiến trình trao đổi hàng hóa
này trong một nghi lễ gọi là “đi nguồn” (theo nghĩa đen: đi tới
nguồn, tới suối, nhưng đúng hơn có thể được hiểu là “đi và thu
gom những gì quý giá ở miền núi”) . Có lẽ vì tính cách gian khổ
1
và huyền bí của việc tìm kiếm các hương liệu quý, nên nữ thần
của người Chăm, Po Nagar (Thiên Y A-na theo tiếng Việt) đã
được coi như là vị thần canh giữ thứ hương liệu quý giá này . Và
2
có lẽ người Việt đã tiếp nhận tín ngưỡng này của người Chăm
và người vùng cao nguyên cùng với kỹ thuật tìm kiếm và khai
thác loại hương liệu này. Nguyễn Khải ghi nhận là tới thập niên
1980, những người khai thác gỗ trầm người Việt vẫn còn dâng
lễ vật cho “Bà” trước khi lên đường và khi tới chân núi, họ cử
hành nghi lễ “khai sơn” (mở núi) , có lẽ y hệt như tổ tiên của
3
họ đã làm vào các thế kỷ 17 và 18. Stein quan sát thấy trong số
tượng các vị thần địa phương, nam và nữ, tại một ngôi đền ở
Huế, có một tượng nữ thần gọi là Cô Bảy với bộ ngực ngăm
đen, để trần của một người phụ nữ người Thượng. Tay phải nữ
thần ôm một cành cây và tay trái cầm một cái bình, theo người
giữ đền, là để đựng “dầu thơm” . Người Việt thờ một số vị thần
4
và nữ thần địa phương là những “Thượng ngàn chư ông”. Stein
dịch là “Messieurs de la Rive supérieure”. Tất cả các vị thần này
đều được coi là có xuất xứ địa phương, nghĩa là khác với các
thần của người Việt .
5
1 Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người và đất Việt, Văn nghệ, California, 1989, trg. 257.
2 Xem Rolf Stein, “Jardins en miniature d’Extrêm-Orient”, BEFEO, XLII, 1942, trg.74-75.
3 Nguyễn Khải, Một cõi nhân gian bé tí, Nhà xuất bản Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1989, trg.
26-27.
4 Stein, “Jardins”, trg. 71.
5 Stein, “Jardins”, trg. 69.
www.hocthuatphuongdong.vn