Page 211 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 211
NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG 209
Theo Phủ biên, việc buôn bán người Thượng đã trở nên bình
thường đến độ triều đình đã đánh thuế theo cùng tỷ lệ với việc
buôn bán voi. Theo đó, chúng ta có thể kết luận được rằng ở
đây, cả hai, nô lệ và voi được bán theo cùng một giá. Cụ thể,
một nô lệ, cũng giống như một con voi, giá khoảng hai nén
bạc, hoặc khoảng 40 quan vào thập niên 1770 , rẻ hơn một tạ
1
đồng đỏ (picul). Phủ biên cho biết nô lệ ở đồng bằng sông Cửu
Long rẻ hơn ở vùng Thuận Hóa xung quanh kinh đô. Một nô lệ
da ngăm đen, tóc quăn ở đây giá chỉ khoảng 20 quan hay bằng
nửa giá trong vùng Thuận Hóa. Nô lệ ít đen hơn giá lại càng
rẻ, chỉ 10 quan .
2
Có thể có hai lý do giải thích sự khác biệt về giá cả này. Trước
hết giá cả có thể tùy thuộc ở chỗ người nô lệ ở gần nhà hay ở
xa nhà. Cũng như ở bất cứ đâu trên thế giới “một khi đã bị bắt
làm nô lệ, một nô lệ gần nhà ít có giá hơn người ở xa nhà, chỉ
bởi vì anh ta hay chị ta có thể bỏ trốn” . Nếu đó là trường hợp
3
của Đàng Trong vào thế kỷ 18, thì những người nô lệ da ngăm
đen có thể có nguồn gốc từ những vùng núi xa xôi, trong khi
đó người nô lệ có nước da sáng hơn có thể có nguồn gốc từ
những vùng giáp với bờ biển, nơi thường xảy ra những vụ hôn
nhân giữa người Việt Nam và người Thượng. Hoặc sự khác biệt
về giá cả có thể đã phản ánh mức độ khác nhau của việc Việt
hóa. Một chuyên khảo về Thủ Dầu Một, xuất bản năm 1910,
cho phép chúng ta nghĩ như thế. Công trình này cho biết dân
tộc Stieng được chia thành hai nhóm, một nhóm sống gần Hớn
Quản (vùng An Lộc ngày nay) và một nhóm sống ở Bù Đốp,
1 Phủ biên, quyển 4, trg. 5a-5b. Đây là giá nô lệ cao nhất chúng ta có được trong thế kỷ 18.
2 Phủ biên, ấn bản Hà Nội, trg. 345. Phủ biên ấn bản Sài Gòn lại không có giá. Một thủ bản lưu giữ tại
Viện Sử học Hà Nội lại đưa ra nhiều giá khác nhau: người da đen tóc quăn nghĩa là một người nô lệ
thuộc giống Mọi, giá 20 quan; nếu là người da trắng, tức là người Kinh, giá từ 50 đến 60 quan. Để có
được 100 đến 10 (110?) nô lệ, giá phải hơn 1.000 quan.
3 Philip D. Curtin, “Migration in the Tropical World”, Immigration Reconsidered, ed. Virginia.Yan-
Laughlin, Oxford University Press, 1990, trg. 26.
www.hocthuatphuongdong.vn