Page 216 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 216

214                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             nổi tiếng là những “thợ săn say máu”. Điều này cho phép chúng
             ta nghĩ là người Khatu đã tỏ ra khá hung dữ khiến người Việt

             không muốn có quan hệ .
                                       1
                Các dân cư của các nguyên này (hay nguồn) không luôn
             luôn nhất thiết phải hiểu là người “Uplanders” theo tiếng Anh
             hay“Montagnards” theo tiếng Pháp. Từ “nguyên” xuất hiện vào
             thời Nguyễn Hoàng, có nghĩa là “nguồn gốc” , hiểu theo nghĩa
                                                            2
             là nơi bắt nguồn của các con sông. Trong nhiều trường hợp,
             nguyên ám chỉ vùng núi, nơi các con sông bắt nguồn. Nhưng
             trong một số trường hợp được nói đến trong Đại Nam nhất
             thống chí, các dân tộc ít người không phải lúc nào cũng sống
             tại miền núi. Có khi họ sống dọc theo sông hay trong các thung
             lũng như Ngô Đức Thịnh ghi nhận tại Quảng Bình . Đây là
                                                                    3
             những dân tộc lần đầu tiên có quan hệ với những người Việt
             tới để tìm hiểu và ghi chép về họ.

                Tuy nhiên, từ “nguyên” ám chỉ trước tiên các vùng thượng
             lưu nói chung, trong khi, trong thực tế, “nguyên” có chức năng là
             những trung gian giữa người Việt và người cao nguyên ở xa hơn .
                                                                            4
                Các di dân người Việt, khi tới một vùng nào đó, luôn chiếm
             giữ trước tiên những vùng đất dọc bờ sông. Do đó, làng mạc

             thường theo hình con sông, dài và hẹp . Bởi vậy, tại Đàng Trong,
                                                    5
             ít ra là vào buổi đầu, người Việt rất có thể đã phải sống sát nách,


             1  Viêtnam, Mission on the Grand Plateaus, trg.245.
             2   Từ tiếng Hán.
             3   Ngô Đức Thinh, “Vài nét”, trg. 402.
             4   Trong bối cảnh này, quả là lý thú khi ghi nhận được điều này là người Việt ở phía nam đã tạo ra tên
                gọi “người Thượng” hay “người Thượng Du” vào thập niên 1960, và có thể được dịch là “người sống
                ở thượng lưu”, mặc dù Thượng\Hạ không nhất thiết là thượng lưu\hạ lưu. Từ nay xem ra trực tiếp gắn
                với tư tưởng được gói ghép trong từ “nguyên”.
             5   Ngược lại, làng ở phía bắc tương đối vuông hoặc tròn, có rặng tre bao quanh và có cổng vào làng.
                Cổng thường nhỏ. Như các học giả Việt Nam lưu ý, làng ở phía bắc thường là một cộng đồng gần như
                khép kín trong khi ở phía nam, làng lại là một cộng đồng mở. Xem Ngô Đức Thinh, Vài nét về sự phân
                bổ và tên gọi hành chính của các làng xã ở Quảng Bình”, trg. 401-403; Nguyễn Công Bình, Lê Xuân
                Diệm và Mạc Đường, Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu long, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
                TP.HCM, 1990; và Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Văn hóa, Hà Nội, 1984.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221