Page 217 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 217
NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG 215
về mặt địa dư, với các dân tộc khác, dù rằng cách thức làm nông
nghiệp có khác nhau. Chẳng hạn, người thì làm lúa khô, làm rẫy,
người thì làm lúa nước, làm ruộng. Dân số người Việt gia tăng
nên đất nằm dọc hai bên bờ sông và đất ở phía bờ biển được
tận dụng, mặc dù trong các thế kỷ 17 và 18 dân cư còn thưa
thớt. Đất được khai thác kế đó là thung lũng và kế tiếp nữa là
đất dọc các con lộ chính. Việc thiết lập các con lộ này cho thấy
là mật độ dân số trong vùng đã tăng.
Thông thường thì quá trình xâm nhập của người Việt đã
diễn ra một cách ôn hòa. Theo Tạ Chí Đại Trường, người Việt
có một nghi lễ khá quen thuộc gọi là “lễ cúng chủ đất cũ”. Vào
năm 1879 tại Chợ Lớn, người ta đã cử hành nghi lễ này trong
bảy ngày và bảy đêm . Qua nghi lễ này, người dân muốn “thuê
1
đất” của người chủ cũ, ở đây, được hiểu là một vị thần, với 1.500
quan tiền bằng giấy vàng mã và với lời hứa là sẽ cúng cho chủ
đất cũ cứ ba năm một con heo. Hy vọng là người chủ đất cũ sẽ
hài lòng và cho phép người Việt mở rộng xa hơn dọc theo các
thung lũng một cách yên ổn.
Đôi khi quá trình khai thác đất của người Việt không diễn
ra một cách trôi chảy, như một nghi lễ tương tợ cầu khẩn Chúa
Ngu cho thấy. Trong nghi lễ này, Chúa Ngu, với một bộ mặt da
ngăm đen, giống như một người “Mọi”, la hét đòi đất. Một thầy
cúng người Việt lúc ấy xuất hiện. Hết dọa nạt đến hối lộ, người
thầy cúng này tìm cách thuyết phục Chúa Ngu giao đất, trong
một cuộc mặc cả lúc nào cũng kết thúc với việc người Việt phải
trả một số tiền nào đó để đổi lấy đất . Nghe kể là vào thập niên
2
1920, nghi lễ Tạ Thổ còn được cử hành linh đình hằng năm tại
Quy Nhơn . Điều đáng lưu ý là các nghi lễ tương tợ liên quan
3
1 Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người và Đất Việt, trg. 281.
2 Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người 1 và Đất Việt, trg. 280-284.
3 Ibid, trg. 287.
www.hocthuatphuongdong.vn