Page 214 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 214

212                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             liệu của thế kỷ 19 như Tiền biên lại coi việc buôn bán nô lệ như
             không có. Sự kiện này phản ánh một sự thay đổi sâu sắc trong

             cái nhìn về mô hình xã hội.




             Sát cánh bên nhau


                Trong thế kỷ 18, người Việt sống gần gũi với các dân tộc khác
             hơn bây giờ nhiều. Bảng 5 và 6 cho thấy một cách rất rõ ràng sự
             hòa trộn này qua vị trí của các nguyên (coi giải thích sau đây) .
                                                                            1
             Viên Cầu nguyên chẳng hạn chỉ cách huyện Vĩnh Linh ngày
             nay có 31km, Thu Bồn nguyên, một địa điểm khai thác vàng
             của thế kỷ 17 và 18, cách huyện Quế Sơn của Quảng Nam có

             24km. Một số nguyên khác còn gần hơn nữa như Nha Trang
             nguyên ở Diên Khánh, cách huyện Phước Điền 13,5km hay Cu
             Đê nguyên cách huyện Hòa Vang có 5 km .
                                                         2
                Tại Đàng Trong vào buổi đầu, người vùng cao nguyên và
             người Việt có thể đã sống sát bên nhau hơn vì không phải tất cả
             người cao nguyên ngày nay đều nhất thiết là người cao nguyên

             của thời trước. Dân tộc Chứt ở Quảng Bình chẳng hạn nói là tổ
             tiên của họ đã quen sống ở bờ biển, huyện Bố Trạch và Quảng
             Trạch ngày nay, nhưng đã dời về sống trong vùng núi phía tây
             để tránh nạn cướp bóc. Dân tộc Bahnar sống trong vùng cao
             nguyên từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, theo nhà dân tộc học Đặng
             Nghiêm Vạn, có thể là dân tộc Mada được nói đến trong các
             văn bia của Chăm và vào đầu thời đó đã sống ở bờ biển Quảng

             Ngãi . Một tư liệu của Trung Hoa, Hạ Môn Chí, khẳng định:
                  3



             1   Mặc dù vùng đất Đàng Trong là một trong những vùng phức tạp nhất thế giới về mặt sắc tộc, ở đây,
                chúng tôi xin gộp chung các dân tộc không phải Việt Nam vào thành một nhóm duy nhất.
             2   Đại Nam nhất thống chí, trg. 879, 686, 687, 1265.
             3  Xem Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988, trg. 31, 40.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219