Page 213 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 213
NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG 211
buôn bán nô lệ người Sedang, Renjao và Lào. Những người
này thường tới các con sông nhánh của sông Cửu Long để săn
lùng nô lệ .
1
Người Việt cũng từng bị người Thượng bắt làm nô lệ. Hickey
ghi nhận là Kiom, lãnh tụ người Bahnar nói đến trên đây, cũng
“nổi tiếng là đã tham gia vào việc buôn bán nô lệ”, bắt cả người
Việt lẫn người Thượng và đem đến thung lũng sông Mêkông
để bán tại các chợ ở Lào . Đôi khi nô lệ người Việt bị các tên
2
cướp người Sedang bán thẳng cho người Haland và người Jorai .
3
Nghe nói hiện tượng này cũng diễn ra xa hơn về phía bắc trong
vùng Cam Lộ vào thế kỷ 19. Tài liệu văn khố của Pháp ghi nhận
người Việt bị bắt và bị bán làm nô lệ tại Lào trong vùng giữa
Attapu và Nakhon Phanom . Loại buôn bán này đã được đem
4
vào Đàng Trong, dọc biên giới phía tây, trước và sau khi người
Việt xuất hiện trong vùng này.
Không có gì làm chúng ta ngạc nhiên nếu như chế độ nô
lệ được tổ chức tại một vùng biên giới. Chế độ này đã trở nên
quen thuộc tại một nơi có ít người địa phương mà người Việt
thì lại rất thiếu nhân lực . Sự pha trộn giữa các sắc dân có thể
5
cũng đã cổ vũ cho chế độ nô lệ: một nhóm người yếu hơn có
thể bị một nhóm người mạnh hơn khống chế. Tuy nhiên, điều
đáng lưu ý là trong khi các nguồn tư liệu của Việt Nam vào các
thế kỷ 17 và 18 công khai đưa ra giá cả và cả mức thuế được áp
dụng trong việc buôn bán nô lệ thì ngược lại, những nguồn tư
1 Hickey, Kingdom in the Morning Mist, trg. 65.
2 Hickey, Ibid, trg. 64.
3 Hickey, Sons of the Mountains, trg. 279-280.
4 Kennon Breazeale & Snit Smukarn, A Culture in Search of Survival, trg. 86.
5 Mặc dù người Việt Nam tại đồng bằng sông Hồng đã từ bỏ việc buôn bán nô lệ từ đời nhà Trần, nhưng
việc buôn bán này vẫn không biến hẳn tại biên giới giữa người Việt và người Chăm. Ô châu cận lục,
được viết vào thế kỷ 16, có cho biết một số làng người Việt trong huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) còn
tiếp tục tham gia vào công việc buôn bán này. Xem Dương Văn An, Ô châu cận lục, Văn hóa Á châu,
Sài Gòn, 1961, trg. 46.
www.hocthuatphuongdong.vn