Page 61 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 61
VÙNG ĐẤT MỚI 59
Vậy chúng ta phải giải thích sự gia tăng dân số này như thế
nào? Nếu trung bình mỗi làng có 88 hộ, như chúng ta đã tính
đối với vùng Thuận Hóa, và trung bình mỗi điểm định cư có 50
hộ, giả thiết là các điểm định cư trực thuộc các làng này có số
dân ít hơn, do đó có số hộ ít hơn, tỷ lệ gia tăng dân số sẽ như sau:
Bảng 7: Dân số ước tính của Điện Bàn, 1555-1777
Năm Xã Số hộ Dân số Tỷ lệ gia tăng
1555 66 5.808 29.040
1777 197 17.336 86.680 0,78%
Sự ước tính này chắc chắn cho thấy một tỷ lệ gia tăng dân số
đáng ngạc nhiên nhưng không phải là không chấp nhận được,
vì rằng sự gia tăng dân số quan trọng nhất của thời các chúa
Nguyễn diễn ra tại vùng Quảng Nam hơn là tại Thuận Hóa, như
chúng ta đã trình bày ở trên.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đối với đồng bằng sông Cửu Long, các số liệu và tư liệu lịch
sử đều cho thấy trước khi Nguyễn Ánh tới đây vào cuối thế kỷ
18 sau khi dòng họ bị Tây Sơn truất phế, thì đây vẫn còn là vùng
chưa có đông người Việt. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta
không có lấy được một con số về các làng ở phía nam Quảng
Nam. Các làng ở vùng cực nam đều khá lỏng lẻo và không ổn
định. Người dân không mấy ở yên một chỗ, nhiều khi trọn làng
cùng chuyển đi nơi khác. Tinh thần cộng đồng và ý thức thuộc
về một nơi riêng biệt phát triển rất muộn ở vùng cực nam này.
www.hocthuatphuongdong.vn