Page 62 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 62
60 XỨ ĐÀNG TRONG
Dân số người Chăm và người Thượng
Chúng ta không có con số chính xác về dân số người Chăm,
ngoại trừ một số dữ kiện rời rạc. Tống sử nói là Champa có 38
huyện và dưới 30.000 gia đình vào thời Harivarman III (1074-
1080) . Minh thực lục cho biết là vào năm 1450, người Việt đã
1
mang quân tới đánh Champa và đưa về Việt Nam 33.500 người
Chăm . Các tư liệu này cho chúng ta hiểu Champa là một nước
2
thưa dân. Trước sự phát triển về phía nam của người Việt, người
Chăm đã từng bước lùi xuống phía nam. Một số chạy lên núi
và sống với các dân tộc khác tại đây. Một số khác ở lại Bình
Thuận cho tới khi triều Nguyễn được thiết lập. Cuối cùng, vào
năm 1822, Po Chong, ông vua cuối cùng của Champa, bỏ chạy
sang Cao Mên. Tại đây đã có nhiều người Chăm tới định cư
rồi. Không thể biết dân số của họ là bao nhiêu. Xem ra người
Chăm không được đăng bộ cho tới trước thời Tây Sơn. Chỉ có
vua Thuận Thành nộp cống hằng năm cho họ Nguyễn.
“Tất cả các dân tộc miền núi cộng lại cũng không vượt quá
con số mấy trăm ngàn người nay đây mai đó trong vùng núi
rừng rộng lớn này”. Ng Shui Menh nhận xét như trên khi bàn
về dân số người Thượng tại Đông Dương . Vào năm 1827, khi
3
người “Mọi” lần đầu tiên được đăng bộ, phủ Cam Lộ có 10.793
đinh người Thượng . Phủ biên nói là đất tại làng Phú Xuân thuộc
4
huyện Bình Sơn và xã Phú Khang, huyện Chương Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi phì nhiêu đến độ người ta gọi đây là “tiểu Đồng
Nai”. Họ Nguyễn đã cho thành lập ở đây 72 trại “chiêu tập dân
1 Tống sử, quyển 489.
2 Minh thực lục, quyển 205.
3 Ng Shui Meng. The Population of Indochina, trg.13.
4 Nguyễn Văn Siêu & Bùi Quý, Đại Việt địa dư toàn biên, quyển 3, tư liệu tại Viện Hán Nôm Hà Nội. Từ
“Mọi” theo cách gọi của người Việt Nam, chủ yếu chỉ dân sống tại miền núi của miền Trung Việt Nam
ngày nay.
www.hocthuatphuongdong.vn