Page 88 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 88
86 XỨ ĐÀNG TRONG
số phận anh ta thật là hẩm hiu so với các đồng đội có gia đình
khác. Dĩ nhiên, quan chức thì không bị các hạn chế này. Mỗi
người lính có một cái nhà nho nhỏ, gồm một buồng ngủ, một
cái bếp và một mảnh vườn riêng. Nhà ở tách biệt nhau, nhà nọ
giống nhà kia và có hàng rào nối các nhà lại với nhau. Hai dãy
nhà hoàn toàn giống nhau, nằm đối diện nhau, và cách nhau 15
mét. Cuối mỗi dãy là nhà ở dành cho quan chức, rộng rãi hơn.
Doanh trại thường được dựng ở giữa một vùng đất hoang vu,
xung quanh không có người ở .
1
Tường thuật của Choisy xem ra cũng nhìn nhận là vợ của
người lính có thể sống với chồng trong khi chồng phục vụ trong
quân đội. Choisy viết: hầu như tất cả binh lính ở Đàng Trong
đều có vợ nhưng họ hầu như không cấp dưỡng gì cho vợ” . Thực
2
thì cũng chẳng có gì đáng làm chúng ta ngạc nhiên nếu như họ
sống với gia đình của họ vì mỗi người đều có mảnh đất riêng
để trồng trọt và “Có chiến tranh đem ra đánh giặc, lúc vô sự
theo vương phủ làm xâu?” . Vả lại, nếu đa số người khỏe mạnh
3
phải phục vụ trong quân đội và không được về trước 60 tuổi,
thì điều này sẽ làm cản trở rất lớn cho sự phát triển của dân số
trong một đất nước đang rất cần nhân lực.
Lối sống này rất khác với lối sống của binh lính Đàng Ngoài.
Không có tư liệu đương thời nào cho ta hiểu là một người lính
của chúa Trịnh, ít ra là trong quân đội chính quy, có thể đem
theo vợ tới sống với mình. Thực vậy, một trong những tác
phẩm văn chương cổ điển được biết đến nhiều nhất là Chinh
phụ ngâm, đã tả số phận hẩm hiu của người vợ lính phải sống
xa chồng. Có thể không có luật nào cấm người lính mang vợ
theo, nhưng với vai trò của gia đình và lối sống rất gắn với làng
1 Taboulet, La Geste Francaise, quyển 1, trg. 66-67.
2 Choisy, Journal du Voyage de Siam, trg. 257.
3 Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, trg. 23.
www.hocthuatphuongdong.vn