Page 92 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 92
90 XỨ ĐÀNG TRONG
riêng có khắc các chữ “Đại Việt quốc Nguyễn vương Vĩnh Trấn
Chi Bảo” ở phần ghi chú có thêm là con dấu, với tính cách là
1
con dấu đầu tiên của nhà vua, đã trở thành một quốc bảo được
truyền lại cho Nguyễn Ánh . Người ta có thể thấy điều này trong
2
một câu ghi ở chùa Thiên Mụ được cất tại Huế vào năm 1715.
Nhưng tại chùa Hà Trung, người ta đọc được một câu ghi
khác cho thấy một cách rất rõ ràng là còn có một châu ấn thứ
ba nữa, khác với các châu ấn năm 1709 và 1744. Tấm bia được
dựng vào năm 1729 và có khắc mấy chữ sau: Đại Việt quốc
vương tri ấn. Có thể đây chính là ấn của Ninh Vương (Nguyễn
Phúc Trú trị vì 1725-1738). Nếu đúng thì sự kiện này chứng tỏ
là trước 1744 nhiều, các chúa Nguyễn đã muốn xưng là vương
hơn là tổng trấn, bởi vì từ Nguyễn Phúc Chu, các chúa đều có
ấn riêng của mình.
Khái niệm Dinh, như chúng ta đã thấy ở đầu chương, coi
cơ quan hành chánh tỉnh như một “đạo quân”, vào thế kỷ 18,
cũng mất dần ý nghĩa quân sự rõ rệt của nó, ít ra là như được
sử dụng trong Phủ biên. Ý tưởng chia lãnh thổ thành các đơn
vị gọi là tỉnh, cuối cùng được thực hiện vào thế kỷ 19, có thể đã
bắt nguồn từ việc phân chia dinh thành phủ (hay huyện) trong
thế kỷ 18, một tên gọi đã được sử dụng lâu đời ở phía bắc.
Cuối cùng, sau khi chiến tranh với chúa Trịnh chấm dứt,
người ta thấy xuất hiện một số vị quan văn, và ưu thế của các
quan võ từng là những nhân vật quan trọng hàng đầu trong
chính quyền vào buổi đầu của họ Nguyễn đã bắt đầu lung lay.
Vào thế kỷ 18, những người như Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Cư
Trinh... được đặt vào những vị trí cao hơn bất kỳ một vị quan
văn nào ở thế kỷ trước đó có thể mơ ước. Tuy diễn ra một cách
1 Tiền biên, quyển 8, trg. 113.
2 Ibid, trg. 113.
www.hocthuatphuongdong.vn