Page 97 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 97
CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI 95
bán với Ryukyu. Và Việt Nam là một (vùng thứ hai là Luzon).
Trong khi đó, Xiêm và Malacca được thường xuyên nhắc đến
trong tư liệu này. Có thể kết luận là hai nước này vào thế kỷ 15
đã có những quan hệ buôn bán mạnh mẽ với thế giới bên ngoài.
Sự kiện này cũng được xác nhận trong Tom Pires.
Nhưng nếu so sánh Rekidai Hoan (Lịch đại pháp án) về các
thế kỷ 15 và 16 với Kai-hentai (Hoa di biến thái) về các thế kỷ
17 và 18, chúng ta sẽ thấy ngay có một sự phát triển đáng làm
chúng ta kinh ngạc: số thương thuyền tới buôn bán với Đàng
Trong vào đầu thế kỷ 17 đã vượt xa số thương thuyền tới buôn
bán với Xiêm và Cao Mên. Vương quốc của họ Nguyễn được
đặt ở đầu danh sách các nước ở lục địa Đông Nam Á có quan
hệ thương mại với Nhật Bản.
Đàng Trong đã ra đời đúng thời đúng buổi, trong một “thời
đại thương nghiệp” . Chúng ta có thể nói một cách hoàn toàn
1
bảo đảm rằng chính thương nghiệp đã làm cho vương quốc mới
của Việt Nam, chỉ trong vòng ít thập niên, trở nên giàu có và
đủ mạnh để có thể duy trì được nền độc lập của mình đối với
phía bắc và mở rộng về phía nam. Không có thương mại, Đàng
Trong khó có thể tồn tại nổi, cho dù tài nguyên thiên nhiên có
dồi dào, vì những khó khăn vương quốc này phải đương đầu.
Thiếu nhân lực, thiếu tiền của, không có sẵn quan hệ với bên
ngoài và nhiều khó khăn khác, nhất là khi lại phải xây dựng
trên một vùng đất mới giành được từ một dân tộc khác có một
nền văn hóa khác. Ngoại thương đã trở thành yếu tố quyết định
trong tốc độ phát triển của Đàng Trong. Ngoài thương nghiệp,
không gì khác có thể giúp họ Nguyễn xây dựng một cách nhanh
chóng vùng đất ít nhân lực này để có thể đương đầu nổi với một
1 Về từ dùng, xem Reid, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Yale University, New
Haven and London, 1988.
www.hocthuatphuongdong.vn