Page 102 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 102

100                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             thật là quan trọng đối với Đàng Trong như bảng một sau đây
             cho thấy.

                Bảng này cũng cho thấy là trước năm 1609, người Nhật đã tỏ
             ra rất lúng túng về tên gọi vùng đất dưới quyền kiểm soát của
             họ Nguyễn. “Cajian” có thể là Cacciam (tỉnh Chăm), hoặc Kẻ
             Chiêm, có nghĩa là “nơi người Chăm”. Cả hai cùng ám chỉ xứ

             Quảng Nam. “Annam” ở đây chủ yếu chỉ huyện Hưng Nguyên,
             Nghệ An, theo Iwai Seiichi. Nhưng không phải luôn luôn là như
             vậy, bởi vì, một bức thư của Nguyễn Hoàng gửi chính quyền
             Tokugawa năm 1605 xác định có ít nhất một chiếc tàu được coi
             là do Hunamato Yabeiji điều khiển đi An Nam, nhưng đã tới
             Đàng Trong thay vì tới Nghệ An. Có thể là việc Nguyễn Hoàng
             tự nhận mình là “An Nam quốc thiên hạ thống binh đô nguyên
             soái” đã là nguyên nhân của sự lầm lẫn này của người Nhật về
             An Nam. Tới năm 1611, chúng ta còn thấy ghi trên danh sách

             cả hai tên “Annam” và “Cochinchina”. Điều này cho thấy người
             Nhật vẫn còn do dự chưa biết phải gọi vùng đất này bằng tên gì.
             Tuy nhiên, từ năm 1612, tên “Annam” đã hoàn toàn biến mất,
             hoặc vì huyện Hưng Nguyên đã không thể cạnh tranh nổi với
             Hội An hoặc vì người Nhật đã chấp nhận tên “Cochinchina” của
             người Bồ để gọi vùng đất của chúa Nguyễn, hoặc vì cả hai lý do .
                                                                            1








                chúng tôi đã yêu cầu họ cho biết về xứ sở của ngài...”. Mặc dù bức thư đã kết thúc với những lời lẽ đầy
                thiện chí, thái độ của chúa Trịnh đối với ngoại thương thật rất khác với họ Nguyễn ở Đàng Trong. Trong
                bức thư thứ hai gửi vào năm 1627, họ Trịnh còn tỏ một thái độ khinh khi đối với hoàng đế Nhật Bản:
                “Mười súc lụa thưởng cho vua Nhật Bản”. Do đó, chẳng lạ gì mà vào năm 1628, chính quyền Nhật Bản
                đã cấm các thương gia Nhật tới Đàng Ngoài. Xem Tsuko ichiran, tập 172, trg. 493-496. Theo nguồn tư
                liệu của người Hà Lan thì vào năm 1641, có tin là chính quyền Nhật Bản muốn cấm thuyền, ghe của
                người Hoa tới Nhật, do đó công ty VOC đã quyết định đầu tư tại Đàng Ngoài vì giá sản phẩm Đàng
                Ngoài có thể sẽ tăng tại Nhật. Xem Dagh register gehouden int Casteel Batavia, bản dịch tiếng Hoa
                của Guo Hui, Taiwan Sheng Wen Yuan Wei Yuan hui, Đài Bắc, in lần thứ hai, 1989, quyển 2, trg. 331.
             1   Điều này cũng cho thấy là tên gọi Cochinchina không thể là do người Nhật đặt.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107