Page 101 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 101
CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI 99
tục các mối quan hệ [tốt của chúng ta] theo tiền lệ”, như thư
của Nguyễn Hoàng ngầm cho thấy.
Thư trả lời của Tokugawa nói rõ là Hiển Quý không phải là
phái viên chính thức: “Những con người độc ác ấy đã phạm tội
giết người đáng bị dân tộc quý ngài trừng phạt. Lòng quảng đại
của quý ngài đối với các thủy thủ ấy đáng được chúng tôi ghi
lòng tạc dạ một cách sâu sắc”. Bức thư cũng còn thông báo với
chúa Nguyễn về các châu ấn thuyền : “Trong tương lai, các tàu
1
thuyền từ xứ chúng tôi tới thăm xứ của Ngài phải được chứng
nhận bởi con mộc đóng trên bức thư này và tàu thuyền nào
không có con mộc sẽ bị coi là bất hợp pháp” .
2
Và hai bên đã bắt đầu buôn bán với nhau một cách đều đặn từ
thời điểm đó. Từ 1601 đến 1606, hằng năm, Nguyễn Hoàng và
Tokugawa đều có trao đổi thư từ với nhau. Tuy nhiên, Nguyễn
Hoàng tỏ ra là người bạn hàng hăm hở hơn và thường đóng vai
chủ động . Thái độ của ông chắc chắn đã khuyến khích người
3
Nhật tới Đàng Trong. Trong khi đó, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
không có quan hệ chính thức với chính quyền Nhật Bản cho
tới lần tiếp xúc vào năm 1624, nhưng lần này cũng chỉ với một
cách miễn cưỡng mà thôi . Nền thương mại với châu ấn thuyền
4
1 Chính quyền Tokugawa bắt đầu cấp giấy phép, được gọi là shuin jo, cho các thương gia hợp pháp
vào năm 1592. Nhưng không phải mọi tàu thuyền đi biển đều được cấp giấy phép có mộc đỏ. Từ
năm 1603, việc kiểm soát trở nên chặt chẽ hơn, chính quyền đòi mọi tàu thuyền vượt biển buôn bán
phải có mộc đỏ, shuin jo. Về chi tiết, xem Innes, R, The Door Ajar: Japan’s Foreign Trade in the 17th
Century (luận án tiến sĩ, Đại học Michigan, 1980).
2 Tsuko ichiran (Thông Hãng Nhật Lãm) do Hayashi và các tác giả thu tập, 1912-13, Tokyo, tập 171, trg.
483; về bản dịch tiếng Anh, xem Kawamoto Kuniye, “The international outlook of the Quang Nam
(Nguyễn) regime as revealed in Gainan Tsuusho”, tham luận tại Hội nghị quốc tế về thành phố cổ Hội
An, 1990.
3 Trong vòng 6 năm này, Nguyễn Hoàng đã gửi cho chính quyền Tokugawa cả thảy 8 bức thư và hai lần
gửi tặng phẩm, còn Tokugawa gửi 6 bức thư. Xem Tsuko ichiran, trg.481-487. Vẫn theo nguồn tư liệu
này thì đã có một chiếc tàu đen lớn của Đàng Trong chở 1200 (?) người mang theo tặng phẩm biếu
Tokugawa gồm có một con hổ, một con voi và hai con công tới Nagasaki năm 1602. Xem Ibid, trg. 483.
4 Bức thư đầu tiên Trịnh Tráng (trị vì 1624-57) gửi nhà vua Nhật Bản vào năm 1624 viết: “Mùa hè vừa
qua, thuyền trưởng Tsunogura, người xứ ngài, đưa hai chiếc tàu đến buôn bán trong xứ chúng tôi. Bởi
vì chúng tôi muốn có quan hệ tốt với chính quyền của ngài hơn là với những thương gia nhỏ bé này,
www.hocthuatphuongdong.vn