Page 105 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 105
CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI 103
Cũng không phải ngẫu nhiên mà tên gọi “Champa” cũng biến
khỏi danh sách từ năm 1609, năm Cochinchina xuất hiện lần
đầu tiên. Trong 27 năm tiếp đó, Champa chỉ xuất hiện trên danh
sách thêm một lần duy nhất. Đó là vào năm 1623. Sự suy sụp
của nền thương mại Chăm có thể là một hậu quả trực tiếp của
sự phồn thịnh của Hội An vào thập niên đầu của thế kỷ 17 . Sự
1
phát triển này của Đàng Trong cũng đã gây nên những hậu quả
tương tợ trong việc buôn bán giữa người Nhật và một số nước
khác như Cao Mên, Xiêm và Luzon. Trong bốn năm, các nước
này đã là những địa chỉ quen thuộc của thuyền châu ấn, nhưng
từ 1611 và liên tiếp trong vòng 10 năm, việc buôn bán của các
nước này với người Nhật đã giảm sút một cách thảm hại.
Người Nhật tới Đàng Trong thoạt tiên là vì tơ lụa. Họ có thể
mua tơ lụa ở đây dễ dàng hơn ở các nơi khác vì tại cảng chính
là Hội An có một số người Nhật sinh sống và những người Nhật
này có thể thu gom tơ sống trước khi tàu của họ tới. Hoạt động
này tại thị trường địa phương đã trở nên quan trọng đến nỗi giá
tơ lụa ở Đàng Trong vào thời này lên xuống tùy theo nhịp độ
châu ấn thuyền tới cảng . Các nhà sản xuất tơ lụa địa phương
2
ở Đàng Trong chia thu hoạch của họ thành hai loại, theo thời
điểm tàu người Nhật đến: “tơ mới” được thu hoạch từ tháng tư
đến tháng sáu vào thời người Nhật thu mua. “Tơ cũ” được thu
hoạch từ tháng mười đến tháng mười hai. Vì các thuyền của
1 Hầu hết các học giả đều nghĩ là huê lợi của Champa chủ yếu là từ núi và biển. Tuy nhiên, thương mại
cũng cực kỳ quan trọng đối với người Chăm. Các nhà địa dư học người Ả Rập và người Ba Tư trong thế
kỷ 14 và 15 thường ghi nhận là nước Champa sản xuất loại gỗ lôi hội tốt nhất. Theo Đại Nam nhất
thống chí, loại gỗ lôi hội tốt nhất được sản xuất tại Khánh Hòa. Năm 1653, họ Nguyễn thành lập phủ
Bình Khang ở vùng Khánh Hòa. Sau đó, mặc dù người Chăm còn gửi một chiếc tàu đi Batavia vào năm
1680, và hai tàu tới buôn bán tại Malacca vào năm 1682, thời hoàng kim của nền thương mại Chăm
đã qua rồi.
2 Iwao Seiichi, Shuin-sen to Nihon-machi (châu ấn thuyền dữ Nhật Bản điền), Kei bun Do, Tokyo, 1966,
trg. 117.
www.hocthuatphuongdong.vn