Page 106 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 106

104                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             người Nhật thường rời Đàng Trong trước ngày 20-7 , nên vụ tơ
                                                                  1
             này quá muộn đối với họ, do đó phải chờ họ trở lại vào tháng

             tư năm sau. Do tình hình này mà loại “tơ cũ” chỉ bán được với
             giá từ 100 đến 110 lạng một picul (khoảng 60 kg), trong khi
             “tơ mới” có thể bán với giá từ 140 đến 160 lạng một picul. Giá
             có thể cao hơn, chẳng hạn, báo cáo của VOC ghi nhận là giá
             tơ lên tới 180-200 lạng một picul khi hai tàu của công ty này
             đến Đàng Trong năm 1633, vì có hai thuyền của Nhật vừa mua
             400.000 real tơ lụa .
                                2
                Các thương gia Nhật thích tới Đàng Trong vì nhiều lý do.
             Lý do số một có thể là để có cơ hội buôn bán với người Trung
             Hoa dù Innes cho rằng “một mình lý do này không đủ để cắt
             nghĩa vì sao người Nhật lại tới miền Trung Việt Nam xa xôi mà
             không đến Manila hoặc Macao” . Dù lý do nào đi nữa thì sự
                                               3
             kiện này cũng đã đem lại cho chính quyền Đàng Trong một cơ

             hội bằng vàng vào chính lúc họ cần hơn hết và các nhà lãnh đạo
             thực dụng họ Nguyễn cũng đủ khéo léo để chộp lấy cả hai tay.
                Một bức thư của Nguyễn Hoàng gửi Kato Kiyamasa vào năm
             1611 cho thấy là họ Nguyễn vào buổi đầu đã quan tâm tới việc

             cổ vũ thương mại. Trong bức thư này, Nguyễn Hoàng viết là có
             một chiếc tàu đi Xiêm đã bị bão đánh tạt vào Đàng Trong và
             ông thêm:
                “Tôi nghe nói là Xiêm đang lộn xộn và tôi không thể chấp nhận
             để chiếc tàu này gặp rắc rối, do đó, tôi đã mời họ ở lại đây buôn
             bán và tôi đã đối xử với họ một cách chân thành. Và bởi vì lúc

             này tàu chuẩn bị rời bến, tôi xin gửi tới ngài một số tặng phẩm



             1   Thành Thế Vỹ, Ngoại Thương Việt Nam hồi thế kỷ 17, 18 và đầu 19, Sử Học, Hà Nội, 1961, trg. 165.
             2  Buch, De Oost-Indische Compagnie en Quinam, trg. 24. Tôi xin chân thành cám ơn giáo sư A. Reid đã
                có nhã ý dịch và tóm tắt cho tôi chương 2 và chương 3 của tập sách này. Thông tin của tôi về các mối
                quan hệ giữa họ Nguyễn và VOC phần nhiều là từ công trình của giáo sư và Ruurdie Laarhaven.
             3  Innes, The Door Ajar, trg. 59-62.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111