Page 107 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 107

CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI                                    105


            nhỏ. Nếu ngài cảm thấy có ý thiên về chúng tôi, xin ngài cho tàu
            trở lại xứ chúng tôi năm sau” .
                                          1
               Sự nhập cuộc của các nhà lãnh đạo họ Nguyễn bắt đầu từ
            Nguyễn Hoàng quả là quan trọng đối với việc duy trì các mối
            quan hệ thuận lợi với Nhật Bản. Nguyễn Hoàng đã đóng vai
            trò chủ động qua một hành động khác thường diễn ra vào năm

            1604, qua đó, ông nhận Hunamoto Yabeije, một thương gia và
            cũng là phái viên đầu tiên của chính quyền Tokugawa tới Đàng
            Trong, làm con nuôi. Ông tiếp tục củng cố quan hệ này bằng
            hai lá thư gửi cho chính phủ Nhật Bản báo tin ông đã nhận
            Hunamoto làm con nuôi và yêu cầu chính phủ Nhật Bản gửi
            ông này trở lại Đàng Trong một lần nữa cùng với tàu của ông .
                                                                           2
               Con của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên (1613-
            1635) còn tìm cách đẩy các mối quan hệ này đi xa hơn nữa. Vào
            năm 1619, ông gả con gái cho một thương gia người Nhật khác
            tên là Araki Sotaao. Người con rể mới này lấy tên Việt Nam và
            trở thành hoàng thân ở Đàng Trong . Các quan hệ có tính cách
                                                 3
            cá nhân này đã hướng tàu bè của Nhật tới Đàng Trong. Trong
            số 84 châu ấn thuyền được phái đến Annam  và Đàng Trong
                                                           4
            từ 1604 đến 1635, có đến 17 chiếc do Araki và Hunamoto cầm
            đầu .
                5
               Vào thời này, các nhà lãnh đạo họ Nguyễn cũng đích thân
            lao vào công việc buôn bán. Trong một bức thư Nguyễn Phúc
            Nguyên gửi cho Toba, một thương gia Nhật được nhận làm




            1   Minh đô sử, tư liệu lưu giữ tại Viện Sử học, Hà Nội.
            2   Minh đô sử, tư liệu lưu giữ tại Viện Sử học, Hà Nội; xem Kamashima Mocojiao, Shuinesen Boeki-shi
               (châu ấn thuyền mậu dịch sử), Kojin Sha, Tokyo, 1942, trg. 579.
            3   Nagasaki Shi (Trường Kỳ sử), một cuốn sách xuất bản tại Nhật vào thế kỷ 18, nói là có một bản giá
               thú bằng một loại giấy rất đẹp. Xem Nagasaki Shi, Nagasaki Bunko Quanko Kai, Tokyo, 1928, trg. 427.
               Xem ra không có nguồn tư liệu nào của Việt Nam vào thời này nói đến cuộc hôn nhân này.
            4   Vì không thể biết tàu nào đi Nghệ An, tàu nào tới Đàng Trong, nên chúng tôi phải gộp chung vào một
               con số.
            5   Iwao Siichi, Shuinsen, trg. 185.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112