Page 100 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 100
98 XỨ ĐÀNG TRONG
Người Nhật Bản
Sự tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa Nhật Bản và Đàng Trong
thực ra không phải là qua các chiếc châu ấn thuyền này. Một tên
cướp biển người Nhật, Shirahama Kenki, là người đã có cái vinh
dự này. Kenki, người Nhật đầu tiên được nhắc đến trong Tiền
biên , đã bị lầm là người phương Tây. Tiền biên viết về năm 1585:
1
“Tướng giặc nước Tây Dương hiệu là Hiển Quý đi năm chiếc
thuyền lớn đến đậu ở Cửa Việt để cướp bóc ven biển. Chúa
(Nguyễn Hoàng) sai hoàng tử thứ sáu lĩnh hơn 10 chiến thuyền,
tiến thẳng đến cửa biển đánh tan hai chiếc thuyền giặc. Hiển Quý
sợ chạy. Chúa cả mừng nói rằng: Con ta thật anh kiệt... Từ đó,
giặc biển im hơi.”
Lạ lùng thay, 16 năm sau, cái tên Hiển Quý lại xuất hiện trong
một bức thư Nguyễn Hoàng gửi cho vị tướng quân Tokugawa
thứ nhất, Ieyasu, vào năm 1601. Vào năm 1599, thuyền của
Hiển Quý bị đắm ở cảng Thuận An: “Không biết Hiển Quý là
một thương nhân hợp pháp”, bức thư giải thích, “viên quan của
chúng tôi ở Thuận Hóa đánh nhau với thủy thủ đoàn và đã bỏ
mạng do sơ suất”. Và hậu quả là các tướng sĩ đã triệu tập binh
lính tính giết Hiển Quý để trả thù. Nhưng khi Nguyễn Hoàng
từ phía bắc trở về vào năm 1600, ông gặp Hiển Quý đang còn bị
giam giữ tại đây vì năm đó không có tàu thuyền đi Nhật. Hiển
Quý ở lại Đàng Trong cho tới năm 1601.
Nguyễn Hoàng có thể đã lầm tưởng Hiển Quý là một thương
gia do chính quyền Tokugawa phái tới, hoặc có thể ông đã coi
sự hiện diện của anh ta như là một cơ hội thuận lợi để ông thiết
lập mối giao hảo với Nhật Bản theo chiều hướng là muốn “tiếp
1 Tiền biên, quyển 1, trg. 24.
www.hocthuatphuongdong.vn