Page 94 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 94
92 XỨ ĐÀNG TRONG
không khai thác lợi thế quân sự của mình và đã để mất cơ hội
đánh bại kẻ thù. Lời tố cáo này đã làm chúa nổi giận đến độ đã
lột hết chức tước của Nguyễn Hữu Hào. Cũng thế, hẳn không
phải ngẫu nhiên mà vào năm 1755, khi thống suất Thiện Chính
được cử đi đánh người Khmer lần nữa, Nguyễn Cư Trinh cũng
đã được cử đi với ông với tính cách là phụ tá. Và toàn bộ câu
truyện đáng buồn của năm 1689 cũng đã lặp lại ở đây và Thiện
Chính cũng đã bị lột hết mọi chức tước và địa vị.
Có ít nhất là một vị quan văn đã dám đương đầu với những
người trong hoàng tộc. Đó là Nguyễn Khoa Đăng. Tiền biên
đã đánh giá cao lòng can đảm của vị quan này “vì không sợ
kẻ quyền thế” . Vào thời này, Liệt truyện tiền biên viết, nhiều
1
hoàng thân quốc thích sống cuộc đời xa hoa với tiền của vay
mượn của kho bạc nhà nước, nhưng không có ý định trả lại.
Một người trong số chị em của vị chúa đang trị vì là người có
số nợ lớn nhất. Nguyễn Khoa Đăng đã dàn xếp để chặn kiệu
của bà này ngay giữa đường và đã công khai hạ nhục bà bằng
cách yêu cầu bà trả nợ. Ý nghĩa thay, khi bà này đem chuyện
tố cáo với chúa, chúa Minh Vương không những không quở
mắng vị quan này mà còn cho bà tiền để bà trả kho bạc. Thấy
vậy, nhiều hoàng thân quốc thích khác bắt đầu trả số bạc họ
nợ nhà nước . Dưới triều Minh Vương, vào năm 1722, Đăng
2
được cất nhắc lên một vị trí từ trước tới nay chưa hề có là nội
tán kiêm án sát tổng tri quản trọng sự (viên chức phụ trách luật
và có quyền biết mọi vấn đề dân sự và quân sự quan trọng của
quốc gia). Nhưng mạng của ông bị lệ thuộc vào sự chở che của
chúa. Bị giới hoàng tộc thù ghét, Đăng đã bị Nguyễn Cửu Thế,
1 Liệt truyện tiền biên, quyển 5, trg. 259.
2 Liệt truyện tiền biên, quyển 5, trg. 259.
www.hocthuatphuongdong.vn