Page 84 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 84

82                                               XỨ ĐÀNG TRONG


             Lực lượng truyền tin và vận chuyển


                Các cuộc đụng độ giữa người Hà Lan và chúa Nguyễn vào
             thập niên 1640 cho thấy chúa Nguyễn có một hệ thống truyền

             tin được tổ chức khá tốt. Về phía biển, họ nhận được báo cáo
             đều đặn từ một đội đặc biệt gọi là tuần hải. Ngoài ra còn có
             các vọng gác được bố trí dọc bờ biển . Sau này, Tiền biên nói là
                                                   1
             vào năm 1672 chúa Nguyễn cho thiết lập một chuỗi các trạm
             truyền tin từ huyện Bao Vinh ở Huế tới Hồ Xá (dọc sông Bến
             Hải, Quảng Trị). Các trạm này hoạt động bằng đường thủy (có
             thể cả trên sông lẫn trên biển) gồm 16 chặng tất cả. Mỗi chặng

             có 4 thuyền và 24 người (lính?). Từ Hồ Xá bắt đầu trạm đường
             bộ, có thể là vì lý do an ninh. Có 17 trạm đường bộ tới tận biên
             giới gọi là lũy Sa Phụ ở Quảng Bình. Mỗi trạm được cung cấp
             4 con ngựa. Nhờ hệ thống truyền tin này mà các lệnh của chúa
             Nguyễn được chuyển đến mặt trận một cách nhanh chóng và
             các báo cáo tình báo cũng được chuyển về một cách mau lẹ .
                                                                           2
                Theo Tiền biên, việc chuyên chở bằng đường bộ được tổ chức

             như sau: “Đường bộ đặt 2 đội Xa Nhất và Xa Nhị, mỗi đội 50
             người. Cấp cho xe công 37 cỗ, trâu 74 con, mỗi xe 2 trâu, mỗi
             người coi 7 xe, mỗi xe chở 1.200 bát gạo” .
                                                       3
                Không có tư liệu cho biết trực tiếp việc tiếp tế bằng đường

             biển được tổ chức như thế nào, nhưng Tiền biên nói là vào năm
             1667, chúa Hiền đã đích thân giám sát một công trình nạo vét
             kênh Hồ Xá để vận chuyển thóc gạo . Đối với một quốc gia
                                                     4


             1   Một bức họa của Nhật vào đầu thế kỷ 17, gọi là “Scroll of the Chaya’s ship trade to Cochinchina”, hiện
                đặt ở ngôi đền Jomyo ở Nagoya hay một bức tranh đồ họa các chiếc tàu trên sông Faifo (sông Thu
                Bồn) trong sách của Barrow có thể cho chúng ta hình dung một cách dễ dàng các trạm gác này.
             2  Xem Tiền biên, quyển 5, trg. 76.
             3   Tiền biên, quyển 5, trg. 75. Các con số cho ở đây không đúng, cả số trâu, số xe và số binh lính. Nếu một
                người lính coi 7 xe, thì 50 lính phải coi 350 xe thay vì 75. Do đó, 37 con trâu quả là không đủ để kéo 37
                cỗ xe, nói gì đến 74 xe, nếu 2 con trâu được sử dụng cho một xe, theo bản văn.
             4   Tiền biên, quyển 5, trg. 73.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89