Page 81 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 81

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG                             79


            có thể tăng số voi một cách nhanh chóng như vậy tại Đàng
            Ngoài, vì vùng này không còn mấy voi rừng .
                                                         1
               Điều này có nghĩa là người Việt Nam, đặc biệt tại phía bắc,
            phải kiếm voi từ các nguồn khác. Có ba nguồn cung cấp voi:
            chiến tranh, cống nộp hay mua bán. Do đó, voi được kể vào
            số chiến lợi phẩm chính người Việt Nam thu thập được từ các

            cuộc chiến tranh với Lào và Champa. Tây nam biên tạp lục ghi
            số voi bắt được trong các trận chiến với Lào và Champa trong
            thế kỷ 15. Theo Toàn thư, từ khoảng 1700, Bồn Man, dân Lào
            sống ở thượng nguồn các con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phô (tỉnh
            Xiêng Khoảng của Lào ngày nay) cũng nộp cống đều đặn cho
            chúa Trịnh, chủ yếu bằng voi. Trước thời điểm này, chúa Trịnh
            có được voi chủ yếu là do buôn bán với các dân tộc này.

               Một số thư từ được viết vào năm 1787 , trong thời Tây Sơn,
                                                       2
            xác nhận rằng vùng biên giới Việt-Lào là nơi diễn ra việc buôn
            bán voi. Chúng ta tìm thấy được một bức thư do các viên chức
            phủ Quy Hợp viết yêu cầu người Việt Nam sống ở vùng biên
            giới mua cho họ ba con voi. Hai trong số ba con voi này dành
            cho chính quyền. Một bức thư khác, có lẽ cũng do viên chức ở

            phủ Quy Hợp này viết gửi một quan chức cấp cao hơn ở Nghệ
            An cho biết là vì năm đó có lụt nên khó có thể tới Lạc Hoàn
            (Savanakhet, Lào), bởi vậy mà ông đã phải bán tài sản của gia
            đình để mua cho ông ta một con voi con để sớm gửi vào cho
            ông (viên quan chức ở Nghệ An) .
                                              3



            1   Thời này, ở phía Bắc Việt Nam chỉ có ba tỉnh có nhu cầu về voi: Lai Châu và Sơn La ở phía tây bắc, và
               Nghệ Tĩnh ở Trung. Mặc dù rất có thể là người Việt và các dân tộc Thái và Mường ở phía tây bắc đã có
               những quan hệ liên quan tới việc buôn bán voi nhưng vào thế kỷ 17 và 18, các quan hệ giữa người
               Việt và các dân tộc miền núi này xem ra chưa chặt chẽ bằng các mối quan hệ giữa người Việt và người
               Lào tại biên giới Việt-Lào.
            2   Do Trần Văn Quý tìm thấy được vào năm 1974 cùng với 300 văn kiện khác tại huyện Quy Hợp cũ, tỉnh
               Nghệ Tĩnh, về khoảng thời gian trải dài từ đầu thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.
            3   Tôi xin đặc biệt cám ơn ông Trần Văn Quý, người đã tìm thấy các bức thư này vào năm 1974. Ông đã
               cho tôi đọc bản sao của các bức thư này. Bản gốc được lưu giữ ở Lưu trữ 1, Hà Nội.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86