Page 79 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 79
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 77
(5-6,5 mét), rõ ràng là để móc thuyền của địch sau đó nhảy
sang đánh nhau. Tàu của Hà Lan có lẽ đã bị tổn thất bởi loại
vũ khí này hơn là bởi súng trên chiến thuyền của Đàng Trong
vào thập niên 1640.
Trong thủy quân của Đàng Trong, mỗi đơn vị cơ bản thường
có nhiều binh lính hơn trong lục quân. Theo Tiền biên, vào
năm 1653, đơn vị cơ bản của lục quân được gọi là thuyền, có
từ 30 đến 60 binh lính. Nội Thủy có 58 thuyền hoặc 6.410 binh
1
lính trong khi Tiền Thủy, Hậu Thủy, Tả Thủy, Hữu Thủy có 20
thuyền hoặc chừng 2.000 lính. Duy nhất chỉ có Thủy Cơ là có
5 thuyền hay 200 binh . Trong khi thuyền trong lục quân chỉ có
2
nghĩa là đơn vị cơ bản thì trong thủy quân của chúa Nguyễn
lại thường chỉ một chiến thuyền, do đó, mỗi thuyền có khoảng
100 người gồm người chèo và binh lính.
Tuy nhiên, dưới thời các chúa Nguyễn, sự khác biệt giữa thủy
quân và lục quân có thể không rõ ràng như vào thời sau này. Do
địa hình ở Đàng Trong, quân đội thường xuyên dựa vào chiến
thuyền để di chuyển, do đó binh lính cũng phải học kỹ xảo của
chiến thuyền. Theo Đại Sán, “vào quân đội rồi, mỗi người bắt
chuyên học một nghề, kế phân phái đi theo các chiếc thuyền
để luyện tập” .
3
Vào thế kỷ 18, thủy quân của chúa Nguyễn và rất có thể cả
lục quân không mạnh như vào thế kỷ 17. Sở dĩ có sự sa sút này
là vì chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc và các chúa không
còn chú trọng nhiều vào lãnh vực quân sự như tổ tiên của họ
trước đây. Nguyễn Phúc Khoát có thể được coi là nhân vật tiêu
1 Rất có thể là đội quân canh giữ vùng kinh đô. Nguồn tư liệu của người Hà Lan (xem phụ lục 2) nói là
trong trận giữa họ Nguyễn và người Hà Lan vào năm 1643, họ Nguyễn có 50-60 chiến thuyền. Chắc
đó là Nội Thủy.
2 Tiền biên, quyển 4, trg. 55.
3 Hải ngoại kỷ sự, quyển 1, trg. 23.
www.hocthuatphuongdong.vn