Page 76 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 76
74 XỨ ĐÀNG TRONG
lớn (một loại súng có nòng bằng tre hoặc bằng gỗ đổ đầy thuốc
súng), cộng với 10 súng lớn, 10 súng hạng trung và 80 súng
hạng nhỏ . Việc bố trí các loại khí giới này cho thấy là đã có sự
1
phân công lao động rõ rệt trên các chiến thuyền. Các phần ghi
cho thấy là các chiến thuật đánh nhau trên biển cũng đã được
áp dụng tại Việt Nam vào thế kỷ 15. Năm 1465, Lê Thánh Tông
ban hành 9 phép thủy trận và 31 quân lệnh về thủy trận gồm
31 điều . Khi lực lượng vũ trang của Lê Thánh Tông tràn vào
2
Champa năm 1469, Toàn thư khoe là có 250.000 quân di chuyển
bằng đường biển trên 5.000 chiến thuyền. Thực vậy, ý muốn
đương đầu với hải lực và truyền thống hải chiến của Champa
có thể đã thúc đẩy Việt Nam thiết lập hải lực của họ vào thế kỷ
15. Và chính lực lượng thủy quân này đã là cơ sở cho sự phát
triển thủy quân sau này dưới thời các chúa Trịnh và Nguyễn.
Những người châu Âu, như Poivre chẳng hạn, thuộc những
quốc gia có một nền hải quân hoạt động trên các đại dương,
đã không đánh giá cao đội chiến thuyền của Đàng Trong. Theo
họ, đây chỉ là những chiếc thuyền “ôm sát bờ biển” . Nhưng đặc
3
điểm này của thủy quân Việt Nam lại phản ánh vai trò lịch sử
của nó . Cả họ Trịnh lẫn họ Nguyễn đều nhận thấy vận chuyển
4
quân và lương thực bằng đường thủy là thích hợp và cả hai đã
muốn sử dụng chiến thuyền của họ ở các sông cái để canh giữ
các ngõ ra vào. Bởi vậy, theo Alexandre de Rhodes, họ Trịnh
thường xuyên đặt 68 chiến thuyền chỉ nguyên ở cửa sông Cả
1 Toàn thư, quyển 2, trg.555.
2 Toàn thư, quyển 2, trg.654. Ba trong chín cách thức này là do một quan võ có tên là Lê Hán Đình đề
nghị vào năm 1465. Lê Thánh Tông chấp thuận và ra lệnh cho thủy quân của ông tập luyện hai lần
trong năm 1467 tại hai địa điểm khác nhau, nhưng không lần nào thành công. Khi ấy, Lê Thánh Tông
yêu cầu viên quan này tự mình đứng ra thực hiện. Nhưng cũng không kết quả. Lê Thánh Tông đã cách
chức viên quan này. Xem Toàn thư, quyển 2, trg. 660. Do đó trong thực tế chỉ còn lại sáu.
3 “Description”, trg.73.
4 “Quân thủy ven biển”, như các sử gia Việt Nam hiện đại gọi. Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn
Mạnh Hùng, Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1983, trg.
271.
www.hocthuatphuongdong.vn