Page 71 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 71
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 69
có tàu của châu Âu chúng ta tiến vào cảng của họ, những người
pháo xạ của nhà vương dàn quân với thái độ thách thức...” .
1
Theo Tiền biên, đại bác của họ Nguyễn đã gây tổn thất nặng
nề cho đạo quân của họ Trịnh trong cuộc đụng độ đầu tiên vào
năm 1627. Nguồn tư liệu này cho biết là khi chúa Nguyễn cho
dựng lũy Nhật Lệ (một trong hai bức tường lớn đã được dựng
nên ở Quảng Bình để bảo vệ Đàng Trong chống lại phía Bắc)
vào năm 1631, ông đã cho đặt cứ bốn mét một khẩu súng quá
sơn trên suốt chiều dài 12.000 mét của bức lũy và một pháo đài
trên đặt một khẩu súng cự môn và một khẩu súng lớn ở mỗi
khoảng cách từ 12 đến 20 mét. “Các hạng súng đạn chứa chất
như núi” . Bảng kê khai dĩ nhiên đã phóng đại con số đại bác,
2
nhưng chắc chắn loại súng này đã đóng một vai trò quan trọng.
Boxer chẳng hạn đã ghi nhận là “cả người Xiêm lẫn người Miến
Điện đều không phát triển trọng pháo của họ thành một thứ vũ
khí có hiệu lực thực sự.” Xứ An Nam hay Đàng Trong là nước
Đông Dương đã sử dụng loại vũ khí này một cách tốt nhất” .
3
Tác giả có thể nói đến cả chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn.
Trọng pháo hẳn là niềm kiêu hãnh lớn nhất của họ Nguyễn:
“Nhà vua có một ngàn hai trăm khẩu đại bác, tất cả đều bằng
đồng, trong số này người ta thấy có nhiều khẩu có kích thước khác
nhau, mang huy hiệu của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng
đặc biệt, có bốn khẩu đại bác nặng, dài khoảng 6 mét, mang huy
hiệu Đàng Trong, trông thật đẹp. Niên đại các khẩu đại bác này
được đúc là từ 1650 đến 1660” .
4
1 Borri, Cochinchina, London, 1633, Da Capo Press in lại, New York, 1970, trg. H3.
2 Tiền biên, quyển 2, trg. 20.
3 C.R. Boxer, Portuguese Conquest and Commerce in Southern Asia 1500-0750, Variorum Reprints,
London, 1985, trg. VII 165-166.
4 “Description of Cochinchina”, phần về “The Artillery”. Mặc dù người ta vẫn coi phần này là do Poivre
viết, nhưng có hai điểm cho thấy tác giả là một người khác chứ không phải Poivre. Tôi sẽ mô tả tác
phẩm này sau. Trong Li Tana & Anthony Reid, Southern Viêtnam under the Nguyễn, Institute of
Southeast Asian Studies, Singapore | ECHOSEA, The Australian National University, sắp xuất bản.
www.hocthuatphuongdong.vn