Page 69 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 69
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 67
là tiền và khí giới. Nhu cầu cấp bách của họ Nguyễn về khí giới
đã trực tiếp kích thích nền ngoại thương của Đàng Trong, đặc
biệt trong lãnh vực trọng pháo và thuyền chiến. Chúng ta sẽ
tìm hiểu sau đây.
Trọng pháo
Việt Nam đã sử dụng trọng pháo ít ra là từ thế kỷ 14. Bởi vậy,
Minh Sử nhìn nhận người Trung Hoa đã học được của người
Việt Nam cách thức chế tạo đại bác, gọi là thần cơ, khi xâm lăng
Việt Nam vào năm 1407. Hoàng đế Trung Hoa đã cho thành
lập một đạo quân để sử dụng loại vũ khí mới này . Chi tiết này
1
xem ra không đúng vì vào thế kỷ này, người ta đã tìm thấy tại
phía bắc Trung Hoa những khẩu đại bác được chế tạo vào các
năm 1372 và 1378. Kublai Khan cũng đã sử dụng trọng pháo vào
năm 1281 khi ông tìm cách đánh chiếm Nhật Bản . Tuy nhiên,
2
cũng có khả năng là người Trung Hoa đã học được của người
Việt Nam kỹ thuật chế tạo một loại đại bác nào đó. Điều chắc
chắn là Chế Bồng Nga, vị vua lớn nhất của lịch sử Chăm, đã bị
giết chết dưới loạt đạn đại bác của Việt Nam khi đạo quân của
Chăm tấn công Việt Nam năm 1390. Người ta cũng kể là Hồ
Nguyên Trừng, con của Hồ Quý Ly, là một người có biệt tài về
đúc súng nên nhà Minh đã sử dụng ông để chế tạo súng. Mặt
khác, cả người Trung Hoa lẫn người Việt Nam đều dùng một từ
giống nhau để gọi đại bác: vào thế kỷ 17, người Việt gọi đại bác
là thần công , tiếng Trung Hoa là thần cơ đọc sang tiếng Việt. Do
3
đó, có thể nói được rằng, vào đầu thế kỷ 17, súng không phải là
một cái gì mới đối với họ Nguyễn.
1 Minh Sử, do Trung Hoa thư lục in lại, Bắc Kinh, 1974, quyển 92, trg. 2263-2264.
2 Lưu Húc, Trung Quốc cổ đại hỏa pháo sử, Thượng Hải nhân dân xuất bản xã, Thượng Hải, 1989, trg. 53.
3 Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1961, trg. 102.
www.hocthuatphuongdong.vn