Page 70 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 70

68                                               XỨ ĐÀNG TRONG


                Chúng ta không biết đích xác họ Nguyễn có đại bác khi
             nào, cũng không có một tư liệu nào nói rõ ràng trọng pháo họ

             Nguyễn sử dụng từ đâu ra. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy ra
             xuất xứ của chúng khi chúng ta biết là các châu ấn thuyền  của
                                                                         1
             Nhật thường bị cấm xuất cảng súng , trong khi đó các thương
                                                  2
             gia Trung Hoa lại khó kiếm được trọng pháo. Có thể đoán được
             là trọng pháo của họ Nguyễn chủ yếu do Macao cung cấp .
                                                                         3
                Hỏa lực đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của
             Đàng Trong vào buổi đầu. Thực vậy, Borri đã ngầm cho ta hiểu

             rằng chính vì có súng trong tay mà Nguyễn Phúc Nguyên (trị
             vì 1613-1635) nảy ra ý định:
                “thành lập chính quyền và chống lại vua Đàng Ngoài: Ông
             được cổ vũ không ít khi thấy mình bỗng dưng được cung cấp một
             số bộ phận khác nhau của trọng pháo, vốn được tìm thấy và vớt
             lên từ các tàu của người Bồ và người Hà Lan bị đắm và sau đó
             được tàu trong xứ gom lại...”

                Theo Borri thì quân đội Đàng Trong đã thành thạo trong
             việc sử dụng súng:
                “Người Đàng Trong bây giờ đã thành thạo trong việc sử dụng
             chúng đến độ họ đã vượt cả người Âu chúng ta: “Hằng ngày họ tập
             bắn bia, rồi họ trở nên hung hãn, dễ sợ và tự cao đến độ khi thấy



             1   Vào cuối TK16 - đầu TK17, các nhà buôn Nhật đến Đông Nam Á có mang theo giấy phép chính thức
                để chứng nhận họ là các nhà buôn hợp pháp, phân biệt với những kẻ buôn lậu và cướp biển. Những
                giấy phép này được đóng dấu đỏ (shuin, châu ấn), và những chiếc thuyền buôn này được gọi là châu
                ấn thuyền (shuin-sen) (biên tập viên).
             2   Parker đã ghi nhận đúng điều này trong cuốn The Military Revolution (Cuộc Cách mạng quân sự) của
                ông; nhưng khi ông nói “họ không chở súng” thì lại không đúng. Vào năm 1628 một chiếc tàu châu
                ấn, chở thủy thủ đoàn gồm 470 người dưới quyền chỉ huy của Hamada Yaheiji, đã chở nhiều đại bác và
                200 khẩu súng hỏa mai đi Đài Loan. Họ đã bị viên toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan bắt giữ vì việc này.
                Xem Thích Gia Lân, Đài Loan sử, Zili Wanbao Press, Đài Bắc, 1985, quyển 1, trg. 17. Tư liệu gốc được
                sử dụng là Beziehungen der niederlandischen Osstindischen Kompanie zu Japan in siebzehnten
                Jahrhundert, trg. CXXII.
             3   Trước 1660, Đài Loan dưới quyền kiểm soát của người Hà Lan có thể là một nguồn cung cấp súng cho
                họ Nguyễn. Tuy nhiên, họ Nguyễn ít liên lạc với người Hà Lan, do đó không có mấy cơ may có được vũ
                khí từ Đài Loan. Thay vào đó, họ Nguyễn sử dụng người Bồ Đào Nha vừa để mua trọng pháo vừa để
                mở lò đúc tại chỗ.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75