Page 75 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 75
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 73
chiến thuyền này đã giúp họ thực hiện được những kỳ công trên
con sông lớn tới tận triều đình” .
1
Nhận định này, tuy nhiên, lại không ăn khớp với những gì
Poivre viết vào thập niên 1740, tức khoảng 70 năm sau khi chiến
tranh Trịnh-Nguyễn chấm dứt: “Người Đàng Trong không biết
sử dụng đại bác sao cho có lợi. Mỗi khẩu không có được tới 6
tay súng giỏi và đa số các quả đạn lại không đúng kích thước” .
2
Cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn đã chứng thực cho nhận xét này
của Poivre. Buổi đầu khi diễn ra cuộc nổi dậy, các cỗ trọng
pháo từng được quý chuộng trước đây của họ Nguyễn xem ra
đã không được đưa ra sử dụng trong chiến trận . Do đó, có thể
3
là đại bác ở Đàng Trong cũng như tại các nơi khác trong vùng
Đông Nam Á, đã trở thành “phương tiện để tăng thêm tinh thần
và bày tỏ uy lực siêu phàm của quốc gia hơn là một vũ khí để
tiêu diệt đối phương”, theo Reid .
4
Thuyền chiến
Người Việt Nam có thể đã sử dụng thuyền chiến rất sớm:
chiếc thuyền đã giết chết Chế Bồng Nga, vua Champa, vào năm
1390, chẳng hạn, có thể là một loại thuyền chiến. Chắc chắn là
vào thế kỷ 15, người Việt Nam đã có thuyền chiến, như phần ghi
về năm 1428 trong Toàn thư đã cho thấy. Vào năm này, tài liệu
nói là mỗi chiến thuyền được trang bị một khẩu hỏa dong rất
1 Do J.S. Cummins ấn hành, The Travels and Controversies off Friar Domingo Navarrete, 1618-1688,
The Hakluyt Society, London, 1962, quyển 2, trg.381.
2 “Description”, section “The Artillery”.
3 Cũng lạ là không thấy ghi trọng pháo đã được đem ra sử dụng trong các cuộc đụng độ giữa họ
Nguyễn và người Khmer vào cuối thế kỷ 17. Một trong các lý do có thể là họ Nguyễn không có trọng
pháo linh hoạt đủ để sử dụng.
4 A. Reid, “Europe and Southeast Asia: The military balance”, Occasional Paper, No.16, James Cook
University of North Queensland, 1982, trg. 4.
www.hocthuatphuongdong.vn