Page 146 - Maket 17-11_merged
P. 146
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.2 Định hướng
* Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp trong bối cảnh
mới, theo 3 nhóm sản phẩm và cơ cấu lại sản xuất theo lĩnh vực, vùng; phát triển các
vùng chuyên canh nông sản hàng hoá chất lượng cao. Khai thác và phát huy lợi thế nền
nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng
hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ đối với
các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng.
- Chuyển từ tư duy “Sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “Kinh tế nông nghiệp”;
coi nông nghiệp là ngành kinh tế, mục tiêu cốt lõi là hiệu quả. Gắn kết chặt chẽ giữa nông
nghiệp với công nghiệp và dịch vụ bằng các mô hình “Cụm liên kết ngành trong nông
nghiệp”, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Phát triển hạ tầng nông nghiệp, không chỉ phục
vụ sản xuất mà phục vụ phát triển kinh tế nông thôn (du lịch nông nghiệp, nông thôn…).
Các nhiệm vụ, mục tiêu về sản xuất, chế biến và phát triển thị trường... cần được hoạch
định từ cách tiếp cận theo tư duy kinh tế nông nghiệp.
- Nâng cao tính tự chủ của nền nông nghiệp; đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở
rộng và tiến tới tính đủ chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh hàng hóa NLTS. Chuyển
từ “Chuỗi liên kết cung ứng nông sản” sang “Chuỗi liên kết giá trị ngành hàng”. Quan
tâm tạo dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, bản quyền sản phẩm nông nghiệp tiêu
biểu, đặc hữu, sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”...
Trước xu hướng người tiêu dùng trong nước và thế giới trở thành những “Người dùng
tiêu dùng xanh”, tăng sử dụng thực phẩm trong khẩu phần ăn, tăng hàm lượng giá trị dinh
dưỡng và không chỉ mua những sản phẩm có giá trị hữu hình mà cả giá trị vô hình (xuất
xứ, xanh, sạch, có trách nhiệm, bền vững...); toàn ngành nông nghiệp cần chuyển đổi mạnh
từ nhận thức tới hành động từ để tập trung phát triển nông nghiệp xanh, chuyển từ sản xuất
tăng số lượng sang chất lượng, năng suất và giá trị; từ theo đuổi giá trị gia tăng sang nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, vừa tạo ra giá trị gia tăng vừa giảm chi phí sản
xuất, chi phí xã hội, chi phí môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên...
- Tăng cường ứng dụng, chuyển giao KHCN, nhất là công nghệ cao, tác động đến
chuỗi giá trị ngành hàng, nông nghiệp tuần hoàn; chuyển từ “Nền nông nghiệp sản lượng
cao” sang “Nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”. Đổi
mới, chuẩn hóa phương thức quản lý chất lượng vật tư đầu vào và quản lý chất lượng,
an toàn thực phẩm.
- Khởi tạo chuyển đổi số một cách phù hợp trong nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Quản lý bài bản, khoa học các khâu canh tác, sản xuất, thu hoạch, phân phối. Số
hóa và đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp. Chuyển từ “Phát triển
đơn ngành” sang“Tích hợp đa ngành”, từ“Đơn giá trị” sang“Tích hợp đa giá trị”.
145