Page 144 - Maket 17-11_merged
P. 144
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
nhau theo các giai đoạn quy hoạch, làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch phát triển sau này.
- Xây dựng chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế và việc làm theo hướng giảm tỉ
trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp, du lịch, đô thị. Trong cơ
cấu sản xuất nông nghiệp cũng hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng
cao, tiết kiệm đất đai và tài nguyên nước, phục vụ trực tiếp cho thị trường vùng và đô
thị liền kề.
- Trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế việc chăn thả tự do hoặc nuôi gia súc tập
trung quy mô, hướng đến mô hình phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, kết hợp khai
thác du lịch sinh thái.
- Đối với các làng nghề truyền thống, khu vực tiểu thủ công nghiệp, trang trại, các
giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật phải hướng tới
đảm bảo sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giữ gìn được cảnh quan truyền
thống.
- Dành quỹ đất cho phát triển đô thị đồng thời vẫn gìn giữ được làng truyền thống
trong lòng đô thị trong quá trình đô thị hoá.
V. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM, XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI BỀN VỮNG GẮN VỚI ĐÔ THỊ HÓA GIAI ĐOẠN
2021- 2030, TẦM NHÌN 2045
1. Về quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông
nghiệp, nông thôn
1.1 Quan điểm
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong công cuộc đổi mới
toàn diện và đồng bộ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là cơ sở và lực lượng then chốt để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn
định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; bảo vệ, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh
con người Việt Nam; bảo vệ môi trường sinh thái và chủ động thích ứng với biến đổi khí
hậu. Cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và thị trường; bên cạnh
chức năng, nhiệm vụ về kinh tế, nông nghiệp còn thực hiện chức năng, nhiệm vụ an sinh,
ổn định xã hội, bảo vệ môi trường.
- Phát triển toàn diện đồng thời cả ba trụ cột nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
trong đó nông dân phải là chủ thể, trung tâm (có vị thế chính trị công bằng và có quyền
hưởng lợi những thành quả chung của đất nước), nông thôn là nền tảng, cơ sở và nông
nghiệp là động lực phát triển. Mọi hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn xoay
quanh người nông dân nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho
143