Page 259 - Maket 17-11_merged
P. 259
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
phẩm 2021. Một số định hướng phát triển đối với nhóm ngành này là hình thành được
các mô hình Vùng nguyên liệu thông qua hình thành các cụm nông nghiệp-công nghiệp
chế biến tại các vùng chuyên canh. Về sản xuất cần chuyển sang phương thức canh tác sinh
thái, bền vững, giảm sử dụng đầu vào hoá chất để tối ưu hoá chi phí sản xuất, đầu tư thuỷ lợi
tiết kiệm nước, sử dụng giống chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn ATTP, thúc đẩy liên
kết ND-HTX-DN trong chuỗi giá trị. Nhà nước cần thu hút, khuyến khích DN, HTX đầu tư
công nghệ chế biến, bảo quản nhằm tăng tính chống chịu với các tác động của đại dịch và
BĐKH. Phát triển chế biến sâu nông sản thành các loại thực phẩm cao cấp bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng; tăng cường sử dụng phụ phẩm để gia tăng giá trị của chuỗi đa giá trị; tổ chức
lại thị trường tiêu thụ trong nước theo hướng hiện đại, đa sản phẩm, bao gói nhỏ phù hợp với
nhu cầu đa dạng của người mua. Các vùng nguyên liệu sản phẩm chủ lực quốc gia cần thành
lập các Liên hiệp HTX để áp dụng chiến lược đa dạng hoá thị trường trong và ngoài nước để
giảm rủi ro thị trường. Nhà nước có chính sách thu hút các DN cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
như cơ giới hoá, bảo hiểm nông nghiệp, hậu cần và chứng nhận chất lượng thông qua ứng
dụng các nền tảng số kết nối và quản trị vùng nguyên liệu, giảm thiểu các rủi ro đứt gãy chuỗi
giá trị. Nhà nước cũng cần tăng đầu tư công về nghiên cứu KHCN và khuyến khích đổi mới
sáng tạo để đảm bảo duy trì năng lực cạnh tranh.
3.1.2 Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh
Các địa phương căn cứ lợi thế, điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường, có cơ chế
chính sách và ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp
tỉnh. Đẩy mạnh sản xuất theo quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; tăng cường chế
biến để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm có Chỉ dẫn địa lý, minh bạch thông
tin, truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn ATTP rõ ràng.
Đối với các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh có tiềm năng phát triển quy mô lớn, tăng
cường liên kết giữa các địa phương để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng
cơ giới hóa gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản; có chính sách, giải pháp
và nguồn lực để mở rộng quy mô, chất lượng và thương hiệu sản phẩm để bổ sung vào
nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia khi đủ điều kiện.
3.1.3 Nhóm sản phẩm đặc sản địa phương
Tập trung triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản
phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường bền vững theo chuỗi giá
trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); ưu tiên phát triển các
sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự
hào của người dân, thúc đẩy tổ chức và đảm bảo giá trị của cộng đồng trong phát triển
sản phẩm OCOP gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là phát triển mô hình du lịch cộng
đồng ở nông thôn. Chương trình đổi mới sáng tạo và KHCN phục vụ NTM cần tập trung
257